Người Lao Động Tờ báo của đông đảo công nhân, người lao động

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.3.1.Người Lao Động Tờ báo của đông đảo công nhân, người lao động

lao động của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước

Báo Người Lao Động là tiếng nói của Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh. Với gần 180 cán bộ, công nhân viên, tờ báo luôn đi sâu phản ánh, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức và người lao động qua khẩu hiệu: “Việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.

Tiền thân của Người Lao Động là tờ Công nhân giải phóng, ra đời ngày 28/7/1975, phát hành mỗi tuần một kỳ. Năm 1990, đổi tên thành báo Người Lao Động, phát hành mỗi tuần hai kỳ. Năm 1996, phát hành mỗi tuần 4 kỳ (thứ hai, tư, sáu, bảy). Năm 2001, Người Lao Động là tờ báo đầu tiên của thành phố có trang tin điện tử. Năm 2005, báo chính thức trở thành báo ngày. Đến nay, số lượng phát hành bình quân mỗi ngày 85.000 tờ. Ngoài báo ngày, Người Lao động còn có ấn phẩm Thế giới @ (hiện nay đã xin đình bản).

Là tờ báo đại diện tiếng nói của công nhân, viên chức và người lao động, tờ báo rất quan tâm đến các vấn đề dân sinh, xã hội. Đặc biệt là việc giải quyết việc làm cho người lao động. Với chuyên mục “Việc làm và bạn đọc” và chiến dịch “Giúp bạn bước vào thế giới việc làm” tổ chức vào tháng 10 năm 1995, tờ báo đã góp phần cùng thành phố và cả nước khai thông dòng chảy của thị trường lao động và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, đối tượng phục vụ của tờ báo là công nhân, nhất là người lao động làm việc trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài luôn gặp nhiều khó khăn, cần được Liên đoàn, các cơ quan chức năng quan tâm, hướng dẫn pháp luật, bảo vệ quyền lợi. Do đó, nhiều năm trở lại đây, tờ báo có nhiều bài viết mang tính phản

62

biện về chính sách xã hội, về luật pháp, về những vấn đề mới phát sinh có liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.

Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, hướng dẫn giải đáp chế độ chính sách, hoạt động Công đoàn được Người Lao Động duy trì thường xuyên, tạo được sự tin tưởng, gắn bó của độc giả đối với tờ báo. Người Lao Động cũng quan tâm tới nhu cầu giải trí, hưởng thụ văn hóa của công nhân, lao động, tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa phù hợp với công nhân, lao động như Giải Mai vàng…

2.1.3.2. Phản biện xã hội của báo Người Lao Động

Cùng với quá trình đổi mới của thành phố và cả nước, thị trường lao động của thành phố có nhiều biến động. Sự chuyển dịch lao động tự do trên địa bàn tất yếu kéo theo nhiều vấn đề xã hội mà chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước chưa kịp thời ban hành, hoặc ban hành nhưng chưa điều chỉnh kịp với tình hình thực tế. Với trách nhiệm là tờ báo của công nhân, viên chức, người lao động, tờ báo đã phát hiện nhiều vấn đề xã hội, mạnh dạn đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Như đề xuất biện pháp ràng buộc và xử lý trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo đảm chế độ lương, thưởng, nghỉ ốm đau, thai sản,… đối với người lao động. Vấn đề quản lý dân nhập cư, nhà trọ cho công nhân, nhà trẻ cho công nhân, tủ sách cho công nhân, các khu vui chơi cho công nhân, dinh dưỡng, sức khỏe của người lao động,…

Năm 2007, liên quan đến chủ trương cổ phần hóa bệnh viện, trường công, đặc biệt là việc thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện thí điểm cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, Người Lao Động là một trong những tờ báo tích cực thông tin các hội thảo phản biện xã hội do Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức, phỏng vấn các chuyên gia, người có trách nhiệm về vấn đề này, điều tra, thông tin nhiều ý kiến xã hội nhằm bảo vệ quyền lợi người nghèo,

63

bảo đảm cổ phần hóa không biến dạng thành xã hội hóa để làm lợi cho một số ít người. Cũng trong tuyến bài tham gia phản biện, loạt bài “Cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân: Ai được lợi?” của báo Người Lao Động đã được Hội Nhà báo thành phố Hồ Chí Minh trao giải Ba tại Giải thưởng báo chí thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 26 – năm 2008.

Trong loạt bài tham gia phản biện Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Người Lao Động có 13 tin, bài, chủ yếu là tường thuật, phản ánh, phỏng vấn và ghi chép phỏng vấn. Tờ báo đã phản ánh được 28 lượt ý kiến, trong đó có 17 ý kiến của các đại biểu Quốc hội, 5 ý kiến tranh luận khoa học của chuyên gia. Trong loạt bài này, việc thông tin, tổ chức tranh luận khoa học xung quanh dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam của tờ báo chưa nhiều. Tuy nhiên với góc nhìn “nợ nần” và “sự an toàn của tàu cao tốc”, tờ báo đã cố gắng làm rõ những nội dung liên quan đến hai vấn đề trên cho độc giả nắm bắt qua việc ghi chép phỏng vấn Bộ trưởng Bộ kế hoạch đầu tư Võ Hồng Phúc trong bài:

“Không lo nợ và vốn”.

Đặc biệt là qua phỏng vấn ông Nguyễn Minh Thuyết về dự án đường sắt cao tốc, tờ báo đã giúp người lao động củng cố lòng tin vào các đại biểu Quốc hội, với phát biểu thẳng thắn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: “Với dự án đường sắt cao tốc cần đặt vấn đề là trình Quốc hội để làm gì? nếu trình Quốc hội để xin chủ trương có cần làm hay không trong khi chưa được chuẩn bị kỹ, Quốc hội rất khó trả lời, vì muốn quyết Quốc hội phải biết rõ hàng loạt vấn đề… Đối với những dự án chuẩn bị chưa kỹ, đại biểu Quốc hội không nên thông qua để các cơ quan có trách nhiệm chuẩn bị kỹ hơn. Nếu thông qua các dự án chưa chuẩn bị kỹ lưỡng có thể sau này sẽ phải lãnh hậu quả lớn… Là cơ quan đại diện cho quyền làm chủ của dân, Quốc hội phải kiểm soát được các dự án lớn, chi tiêu lớn. Nhưng muốn quyết định chuẩn xác, Quốc hội cần thay đổi cách làm, cần dân chủ hơn và đi từ cơ sở lên, cần thay đổi phương

64

thức lãnh đạo bởi nếu không, Quốc hội khó thực sự là cơ quan đại diện quyền làm chủ của nhân dân”.

Sau khi Quốc hội biểu quyết chưa thông qua dự án đường sắt cao tốc, Người Lao Động đã kịp thời phỏng vấn một số đại biểu, khẳng định, kết quả biểu quyết phản ánh đúng nguyện vọng cử tri (Người Lao Động, 20-6-2010).

Năm 2009, trước tình hình bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, tác động của khủng hoảng kinh tế sẽ chạm vào mỗi bữa ăn của từng gia đình, tờ báo đã thực hiện Diễn đàn “Hiệp lực vượt sóng” kéo dài trong hai tháng nhằm tìm giải pháp để các doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Mục đích thực hiện Diễn đàn theo tờ báo là: “Chính phủ đã đề ra 4 nhiệm vụ trọng tâm cấp bách và 5 nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện. Giải pháp đã có, vấn đề còn lại là làm thế nào để tổ chức thực hiện thật hiệu quả nhằm xoay chuyển tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Để làm được như vậy, nhất thiết phải vá ngay những lỗ hổng cơ chế - chính sách đang tồn tại; thay đổi mạnh nếp nghĩ - cách làm vốn dĩ đã lỗi thời ở một số bộ - ngành, địa phương; khắc phục những bất cập từ cơ sở; khoan sức dân và huy động trí - lực của toàn xã hội... Như là tâm nguyện chung tay cùng Chính phủ hướng tới mục đích trên, báo Người Lao Động mở diễn đàn “Hiệp lực vượt sóng” và trân trọng kính mời các chuyên gia, chủ doanh nghiệp, công nhân, nông dân... cùng tham gia” [58].

Người Lao Động cũng thường có một số phản biện xã hội. Mới đây, trước phản ứng gay gắt của các doanh nghiệp vận tải và giới tài xế khi bị thu phí tại trạm thu phí Sông Phan (tỉnh Bình Thuận) để hoàn vốn cho dự án cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng cầu Đồng Nai (DNC) có văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị Bộ đề xuất Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án dời toàn bộ trạm thu phí Sông Phan về đặt tại khu vực đầu cầu Đồng Nai mới. Báo Người Lao Động có loạt bài đăng từ

65

ngày 27/7 - 29/7/2011. Trong bài 1 “Dời trạm thu phí về cầu Đồng Nai”, tờ báo thông tin “các phương án đặt trạm thu phí theo đề xuất của nhà đầu tư đều có vướng mắc về cự ly khi khoảng cách giữa các trạm thu phí trên cùng tuyến và khác tuyến quá gần, không phù hợp với quy định tại Thông tư 90/2004/TT- BTC của Bộ Tài chính, vượt thẩm quyền của Bộ Giao thông Vận tải. Cụ thể, Thông tư 90/2004/TT-BTC quy định rõ: Khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường phải có độ dài tối thiểu là 70 km. Trong khi đó, trạm thu phí cầu Đồng Nai mới chỉ cách trạm thu phí An Sương - An Lạc 43 km và trạm thu phí tuyến tránh thành phố Biên Hòa 30 km”. Tiếp bài 2:

“Chạy trời không khỏi trạm thu phí”, báo phản ánh các “ma trận” thu phí dày đặc ở Đồng Nai, Bình Dương và cả ở thành phố Hồ Chí Minh. Ở bài 3 “Người dân lãnh đủ”, báo Người Lao Động phản ánh việc đặt ra quy hoạch giao thông nhưng không ấn định thời gian thực hiện tại các địa phương dẫn đến tình trạng là người dân sẽ lãnh đủ các loại phí. Đồng thời nêu chủ trương của Bình Dương là “sẽ hạn chế dần các dự án BOT để tránh tình trạng các trạm thu phí mọc không đúng khoảng cách quy định trong thời gian tới. Nếu gặp dự án mang tính bức thiết, UBND sẽ trình HĐND tỉnh phê duyệt ngân sách đầu tư, xây dựng”.

66

STT Tên bài Ngày

đăng

Thể loại

1 Đường sắt cao tốc: khó thu hồi vốn 18/4/2010 Tường thuật

2 Sơ sài dự án hàng tỉ USD 12/5/2010 Tường thuật 3 Đường sắt cao tốc: Nhiều rủi ro 21/5/2010 Tường thuật-

Phỏng vấn 4 Đường sắt cao tốc là gánh nặng quá

sức

22/5/2010 Tường thuật

5 Không lo nợ và vốn 24/5/2010 Phỏng vấn

6 Siêu dự án làm khó Quốc hội 25/5/2010 Phỏng vấn 7 Mối lo gánh nặng nợ nần 27/5/2010 Phỏng vấn 8 Cao tốc Bắc Nam: Mới chỉ trình

Quốc hội

11/6/2010 Tin 9 Không thể không làm đường sắt cao

tốc

13/6/2010 Tường thuật 10 Đồng ý chủ trương làm đường sắt

cao tốc

17/6/2010 Tin 11 Đường sắt cao tốc: Chưa có đối tác

chính thức

18/6/2010 Phỏng vấn 12 Đường sắt cao tốc: chưa quyết 20/6/2010 Tường thuật 13 Phản ánh đúng nguyện vọng của cử

tri

20/6/2010 Phỏng vấn

Bảng 2.1.3.3: Thống kê tin, bài viết vể Dự án đường sắt cao tốc Hà Nội – TP.HCM của báo Người Lao Động

67

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 64)