Giải pháp để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 100)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp để phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố

Thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh luôn phát sinh những vấn đề mới trên nhiều lĩnh vực, do đó hoạt động của báo chí thành phố nói chung và phản biện xã hội nói riêng phải luôn luôn phát triển để góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề thực tiễn đó. Phản biện xã hội của báo chí thành phố cũng không phải là vấn đề riêng của tờ báo, của ngành báo, mà là vấn đề chung của toàn xã hội. Vì vậy, phát triển phản biện xã hội của báo chí cần có sự tác động về mặt nhận thức, hoạt động nghề nghiệp và cơ chế cần thiết cho phản biện xã hội của báo chí.

98

3.2.1. Nâng cao nhận thức xã hội về phản biện xã hội của báo chí

Phản biện xã hội của báo chí chưa được toàn xã hội hiểu một cách cặn kẽ và đầy đủ. Do đó, khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định vai trò tổ chức và phản biện xã hội của báo chí thì các cơ quan chức năng cần xác định rõ vai trò tổ chức và các hình thức, điều kiện phản biện xã hội của báo chí. Những vấn đề về phản biện xã hội nói chung và phản biện xã hội của báo chí phải được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân để nhân dân nhận thức được tầm quan trọng cũng như yêu cầu cơ bản của hoạt động phản biện xã hội.

Mặt khác, ngay trong báo chí cũng có người hiểu chưa đúng về phản biện xã hội. Những hiểu biết không đúng về phản biện xã hội cùng với việc lạm dụng ngòi bút sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trong đời sống xã hội của thành phố và cả nước.

3.2.2. Xây dựng tính chuyên nghiệp trong phản biện xã hội của báo chí chí

Một phản biện xã hội của báo chí mang tính chuyên nghiệp phải đáp ứng được 4 yêu cầu: Là phản biện xã hội khoa học. Là phản biện đúng, trúng vấn đề lợi ích thiết thân của nhân dân. Là phản biện có tính văn hóa. Là phản biện phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước.

Tính chuyên nghiệp đó được biểu hiện bởi hai mặt trong phản biện xã hội của báo chí: Đó là chọn lựa đề tài phản biện và đội ngũ tổ chức thực hiện phản biện xã hội.

Để có đề tài phản biện xã hội, báo chí thành phố cần chủ động tìm kiếm đề tài, tăng cường mối quan hệ với bạn đọc, với công chúng, cọ xát thực tiễn, nắm bắt các vấn đề gai góc của đời sống xã hội để đi đến quyết định nên phản biện vấn đề nào, nên phản biện vấn đề nào trước, vấn đề nào sau. Đó là một nghệ thuật mà chính tờ báo phải tự xây dựng nên.

99

Kinh nghiệm từ các tờ báo của thành phố cho thấy, tư duy khoa học là nền tảng của tư duy phản biện. Có tư duy phản biện thì sẽ phát hiện được vấn đề để phản biện. Đề tài phản biện sẽ làm độc giả chú ý đến tờ báo. Nhưng quyết định giá trị của tờ báo là tùy thuộc chất lượng phản biện xã hội của tờ báo.

Xây dựng được đội ngũ biết phản biện và phản biện chuyên nghiệp là trọng tâm của báo chí thành phố. Không phải ngẫu nhiên mà một số vấn đề gai góc thường có ý kiến của một số chuyên gia quen thuộc của thành phố và cả nước. Nhưng báo chí phản biện chuyên nghiệp là phải có đội ngũ nhà báo đủ sức tham gia phản biện xã hội, tự chịu trách nhiệm về nội dung phản biện xã hội của mình trước xã hội. Ý nghĩa xã hội của hoạt động phản biện là quan trọng và to lớn vì liên quan đến đường lối phát triển kinh tế xã hội của thành phố, của cả nước trong một thời gian dài. Do đó, đòi hỏi nhà báo ngoài kỹ năng hoạt động báo chí còn phải có tư duy phản biện, có năng lực phản biện, năng lực diễn đạt ngôn từ, hiểu biết pháp luật, kỹ năng giao tiếp, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật. Chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về hoạt động báo chí, tuân thủ quy ước đạo đức nghề nghiệp của Hội Nhà báo Việt Nam.

3.3. Một số kiến nghị để phát triển phản biện xã hội của báo chí Thành phố Thành phố

3.3.1. Thống nhất nhận thức về khái niệm và bản chất của phản biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí biện, phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí

Khi Đảng đã chính thức thừa nhận vai trò tổ chức và phản biện xã hội của báo chí thì các cơ quan nghiên cứu, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước, Hội Nhà báo Việt Nam cần nhanh chóng nghiên cứu và đi đến thống nhất về các khái niệm và những nội dung căn bản về phản biện xã hội và phản biện xã hội của báo chí, làm cơ sở cho việc ban hành Luật Phản biện xã hội và môn học chuyên ngành về báo chí.

100

3.3.2. Ban hành một số cơ chế cần thiết để báo chí thành phố thực hiện tốt hoạt động phản biện xã hội hiện tốt hoạt động phản biện xã hội

Phản biện xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh tuy rất được quan tâm nhưng thực tế vẫn chưa có một cơ chế pháp lý cụ thể cho hoạt động phản biện. Để tạo điều kiện phát triển phản biện xã hội của báo chí thành phố, chúng tôi kiến nghị nên có một số cơ chế cụ thể.

3.3.2.1. Cơ chế pháp lý

Tại Chương trình “Nói và Làm” do Hội đồng Nhân dân thành phố phối hợp với Đài Truyền hình thành phố tổ chức vào ngày 07-6-2009 với chủ đề: “Về vai trò của phản biện xã hội”, các ý kiến của đại biểu tham dự đều cho rằng, cần phải luật hóa hoạt động phản biện xã hội để quy định rõ vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia phản biện xã hội. Những quy định này nhằm tránh phản biện tràn lan, lợi dụng phản biện để thực hiện quyền lợi chính trị của cá nhân, đồng thời ngăn chặn được tình trạng cá nhân hoặc các cấp chính quyền “bỏ ngoài tai” những ý kiến phản biện xã hội.

Trong khi chưa có Luật về phản biện xã hội, để gỡ bỏ những rào cản đối với phản biện xã hội, về phía lãnh đạo thành phố cần có những quy định cụ thể về phản biện xã hội của báo chí, xác định rõ các lĩnh vực cần thực hiện phản biện xã hội, phạm vi phản biện của báo chí thành phố và cơ chế phối hợp giữa lãnh đạo thành phố với báo chí. Điều này, đã được bà Phạm Phương Thảo, chủ trì chương trình “Nói và Làm” ngày 07-6-2009 khẳng định: “Để nâng cao hiệu quả phản biện xã hội, không chỉ người dân cần nâng cao vai trò phản biện của mình mà chính quyền thành phố phải tạo điều kiện để người dân phản biện cũng như trả lời thỏa đáng ý kiến phản biện của nhân dân. Song song đó, Nhà nước cũng cần sớm ban hành một chế định và hành lang pháp lý để thực hiện phản biện xã hội có hiệu quả” [25].

101

3.3.2.2. Có cơ chế thông tin, nhất là đối với các dự án, các công trình xã hội trọng điểm

Thành phố cần có quy chế cung cấp thông tin cho nhân dân trên địa bàn, nhất là báo chí về những vấn đề kinh tế, xã hội mà người dân quan tâm. Bên cạnh việc thông tin, cần có cơ chế thực hiện phản biện hẹp trong báo chí, trước khi tổ chức phản biện xã hội rộng rãi.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương duy trì nền nếp chế độ giao ban báo chí hàng tuần. Trong các cuộc giao ban đều có thông tin một số vấn đề quan trọng của thành phố hoặc cả nước cho lãnh đạo báo chí. Có những vấn đề thông tin mang tính định hướng, có những vấn đề là thông tin tình hình khi có dư luận hoặc vấn đề phát sinh, có thông tin là nội dung mới cần được báo chí hỗ trợ tuyên truyền,… Những vấn đề cần thiết thông tin cho báo chí, thành phố đều có văn bản, kèm tài liệu cho các cơ quan báo chí.

Tuy nhiên, những thông tin trên chỉ nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn chứ chưa là thông tin hữu ích cho hoạt động phản biện xã hội của báo chí. Trong phản biện xã hội, bên cạnh việc thông tin vấn đề phản biện, báo chí rất cần có những thông tin liên quan, những thông tin mang tính bổ trợ. Đó có thể là văn bản, là dự án, là bản thẩm định, là lịch sử vấn đề,… Những thông tin này rất cần thiết để báo chí sử dụng nhằm mục đích giúp người dân am hiểu vấn đề trong quá trình tham gia phản biện xã hội.

Mặt khác, nếu xác định báo chí là một bộ phận, là thành phần có tư cách đại diện để tham gia phản biện xã hội, thì cần có cơ chế phản biện hẹp giữa báo chí với các cơ quan chức năng. Cuộc phản biện đó phải do các cơ quan chỉ đạo, quản lý tổ chức và có sự tham gia của các cơ quan liên quan. Những vấn đề do báo chí phản biện sẽ giúp cơ quan chức năng nắm được phần nào dư luận xã hội, nắm được một số tình hình thực tiễn mà báo chí nắm bắt được. Sự phản biện hẹp có thể giúp cơ quan chức năng giải quyết ngay được vấn đề

102

không qua phản biện của xã hội, hoặc bổ sung các luận cứ khoa học chặt chẽ cho dự án, giúp việc phản biện xã hội đạt kết quả tốt hơn.

3.3.2.3. Tổ chức đối thoại công khai, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố

Các chương trình phối hợp của lãnh đạo thành phố với báo chí thành phố đã mang lại nhiều thuận lợi cho phản biện xã hội trên địa bàn. Trước nhu cầu mới của xã hội, các hình thức phối hợp cần được triển khai thường xuyên, quy tụ nhiều cơ quan quản lý nhà nước và các ban ngành liên quan, tạo cơ chế tranh luận phản biện công khai các vấn đề quan trọng của thành phố một cách kịp thời, hiệu quả.

3.3.2.4. Thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của một số cơ quan tư vấn, phản biện. Quy định những nội dung cần phải thông qua phản biện xã hội

Phản biện xã hội của báo chí còn có nội dung thông tin các hoạt động phản biện của các cơ quan, đơn vị khác. Để hoạt động phản biện trên địa bàn thành phố trở thành hoạt động thường xuyên trong các cơ quan, đơn vị,… lãnh đạo thành phố cần chỉ đạo một số cơ quan quan trọng thành lập bộ phận tư vấn, phản biện, đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, hoạt động tư vấn của Liên hiệp Hội Khoa học – Kỹ thuật, Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật thành phố, để hoạt động phản biện xã hội trên các lĩnh vực của thành phố ngày càng phong phú, có chất lượng.

3.3.2.5. Thực hiện đặt hàng một số đề tài phản biện cho báo chí; củng cố nâng cao hoạt động phản biện của báo Đảng thành phố

Để tạo điều kiện cho báo chí thành phố thực hiện tốt vai trò phản biện xã hội nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác quản lý, chỉ đạo của thành

103

phố, lãnh đạo thành phố nên nghiên cứu thực hiện đặt hàng báo chí tổ chức phản biện một số vấn đề. Việc đặt hàng vừa giúp báo chí chủ động đề tài phản biện, vừa phát huy dân chủ của người dân và đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo thành phố.

Đồng thời lãnh đạo thành phố cần có biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động của báo Sài Gòn Giải Phóng, trong đó có hoạt động phản biện xã hội. Xây dựng tờ báo vững mạnh và xung kích trong việc phản biện những vấn đề quan trọng của Đảng, của thành phố.

3.3.3. Nâng cao chất lượng phản biện xã hội của báo chí

Hội Nhà báo thành phố thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phản biện xã hội của báo chí thành phố, bảo đảm phản biện xã hội phát huy được quyền làm chủ của nhân dân và góp phần hoàn thiện các dự án, chủ trương, chính sách của thành phố. Đào tạo bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm về phản biện xã hội trong hội viên và các tổ chức hội cơ sở. Đề xuất khen thưởng những đơn vị báo chí thực hiện tốt phản biện xã hội, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ những đơn vị báo chí chưa thực hiện tốt phản biện xã hội. Đề cao trách nhiệm của hội viên trong việc thực hiện phản biện xã hội.

Các cơ quan báo chí phải xây dựng lực lượng chuyên gia và cộng tác viên nòng cốt để cùng báo chí thực hiện tốt việc phản biện xã hội. Chủ động bồi dưỡng về nhận thức chính trị, đặc biệt là những chủ trương quyết sách lớn của thành phố, của cả nước cho cán bộ, nhân viên của đơn vị. Rèn luyện tư duy phản biện, năng lực phản biện và thực hành công tác tổ chức phản biện trong đội ngũ phóng viên, đáp ứng yêu cầu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về tổ chức và phản biện xã hội của báo chí.

104

Tiểu kết chƣơng 3

Phản biện xã hội của báo chí thành phố Hồ Chí Minh có những điểm khác biệt so với báo chí cả nước.

Cơ chế phối hợp trong chỉ đạo, quản lý báo chí và cơ chế thông tin, phối hợp thông tin đối thoại công khai của thành phố đã tạo cho phản biện xã hội của báo chí những nét tích cực.

Thực tiễn của thành phố đặt ra cho báo chí thành phố những yêu cầu mới về phản biện xã hội, trong đó, báo chí phải dự báo được nội dung phản biện, tính chất phản biện để có sự chuẩn bị và tham gia đạt hiệu quả.

Những giải pháp để phát triển phản biện xã hội của thành phố trong chừng mực nào đó chỉ là giải pháp tạm thời, bởi chưa có luật hóa về phản biện xã hội từ phía Nhà nước. Đồng thời, những vấn đề cơ bản về phản biện xã hội của báo chí cũng chưa được thống nhất và triển khai trong nhân dân, trong các cơ quan công quyền và cả trong đội ngũ báo chí.

Điều quan trọng là chính quyền thành phố, người dân đều nhận thức được tầm quan trọng của phản biện xã hội đối với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, thấy được sự tham gia tích cực và đóng góp hiệu quả của báo chí thành phố vào hoạt động phản biện xã hội.

Quyền lực của báo chí thực chất là quyền lực của nhân dân do Đảng lãnh đạo. Tạo điều kiện cho báo chí thực hiện tốt phản biện xã hội cũng có nghĩa là tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình một cách hữu hiệu.

105

KẾT LUẬN

Phản biện, phản biện xã hội đã được nghiên cứu ở nhiều góc độ, với những khái niệm khác nhau và khẳng định bản chất khoa học của phản biện. Tuy nhiên, tính “xã hội” trong khái niệm phản biện xã hội đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau, những quy định khác nhau về chủ thể, khách thể, hình thức phản biện, cách thức phản biện… từ đó dẫn đến nhận định chưa chính xác về phản biện xã hội của báo chí.

Năm 2011, Đảng ta quy định vai trò tổ chức, phản biện xã hội của các phương tiện truyền thông đại chúng trong bối cảnh mà sau nhiều năm nghiên cứu, Luật phản biện xã hội vẫn chưa ra đời. Và do đó, những vấn đề về khái niệm, về bản chất của phản biện xã hội, vai trò tổ chức phản biện và giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, vai trò tổ chức và phản biện xã hội của báo chí vẫn tiếp tục bỏ ngỏ, tiếp tục gây nên những cách hiểu và vận dụng khác nhau trong xã hội, kể cả trong một số cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)