Về tính chủ động phản biện

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Về tính chủ động phản biện

Để có hoạt động phản biện xã hội, tờ báo cần phải có tư duy phản biện. Một vấn đề tuy nhỏ nhưng mang lại ý nghĩa xã hội lớn chính là nhờ tư duy phản biện xã hội của báo chí. Không phải ngẫu nhiên mà tấm hình người dân

73

Kon Tum đu dây cáp vượt sông Pô Kô lại xuất hiện trong lúc Quốc hội đang tranh luận sôi nổi về dự án đường sắt cao tốc. Và với việc thể hiện chính kiến một cách gián tiếp, Tuổi Trẻ đã đánh động sự quan tâm của toàn xã hội, nhắc nhở các đại biểu đừng mãi lo nghĩ đến “siêu dự án” mà quên rằng chỉ cần một chút nhỏ, rất nhỏ của dự án đó là biết bao trẻ em, đồng bào vùng sâu bớt khó khăn, vất vả và rút ngắn được đáng kể khoảng cách với thành thị.

Nhờ có tư duy phản biện mà tòa soạn đã xây dựng được kế hoạch thực hiện phản biện xã hội thường xuyên trên mặt báo, tiến hành phản biện một cách chủ động, với sự tham gia của nhiều chuyên gia.

Đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, báo Tuổi Trẻ và Pháp Luật thành phố ngay từ đầu đã chủ động các bước phản biện bằng những thông tin thích hợp.

Trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Tuổi Trẻ xuất phát từ góc nhìn kinh tế, nêu các ý kiến phân tích, tranh luận về tính lợi ích của dự án, về khả năng tài chính của Việt Nam để đi đến vấn đề nhận thức và trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp. Ngoài việc nêu ý kiến của các chuyên gia kinh tế về quản lý tài chính công, nợ công, Tuổi Trẻ còn đăng tải một số thông tin mang tính bổ trợ, cung cấp thông tin cho độc giả như bài “Đường sắt, đường bộ, hàng không: Đi đường nào có lợi hơn” của tác giả Huỳnh Thế Du, giảng viên chương trình giảng dạy Fulbright, so sánh và đánh giá lợi ích của đường sắt cao tốc đối với một quốc gia; thông tin ý kiến của một độc giả Việt Nam từ Tokyo về kỹ thuật và hệ thống đường ray của tàu Shinkansen của Nhật - con tàu cùng hệ thống kỹ thuật sẽ được sử dụng nếu Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam được Quốc hội biểu quyết thông qua… để các đại biểu và độc giả có thêm thông tin về dự án này.

Tất cả những tranh luận về Dự án được Tuổi Trẻ đúc kết thành một kiến nghị khoa học nhằm giải quyết 3 vấn đề: Tính lợi ích, tính khoa học và

74

phương pháp biểu quyết thông qua dự án qua bài viết: “Ba câu hỏi trước khi bấm nút” của GS Phạm Phụ.

Với báo Pháp Luật, từ góc nhìn trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, tờ báo đã tập trung phản biện xoay quanh chủ đề “nên bấm nút” hay “không nên bấm nút”, vì sao “bấm nút”, vì sao “không nên bấm nút” của các đại biểu Quốc hội. Ngoài ý kiến các chuyên gia còn có ý kiến của những kỹ sư, quản lý, lãnh đạo ngành đường sắt,… Cũng giống báo Tuổi Trẻ, ngay trước ngày các đại biểu “bấm nút” biểu quyết, báo Pháp Luật đăng bài “Đường sắt cao tốc có đè bẹp các dự án khác?” nêu ý kiến của ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam để các đại biểu cân nhắc trước khi biểu quyết.

Báo Người Lao Động thực hiện phản biện xã hội trong góc nhìn lợi ích của người lao động nên có phần hạn hẹp thông tin hơn Tuổi Trẻ và Pháp Luật. Do đó các thông tin, phỏng vấn tuy có sự chuẩn bị nhưng chưa đủ để bật lên chủ đề mà tờ báo hướng tới.

Báo Sài Gòn Giải Phóng trong loạt bài này, nghiêng nhiều về ý kiến lãnh đạo và ý kiến đồng tình nên thiếu chủ động thông tin các ý kiến xã hội khác, dẫn đến nặng thông tin mang tính phản ánh, tường thuật.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)