Sự phát triển của bốn tờ báo từ góc nhìn phản biện

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 87)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Sự phát triển của bốn tờ báo từ góc nhìn phản biện

Phản biện xã hội đã mang đến cho các tờ báo một nội dung hoạt động chính trị - xã hội mới. Nó đòi hỏi các cơ quan báo chí phải có đủ “lực”, đủ “lượng”, có được đội ngũ đủ “tâm”, đủ “tầm” để thực hiện.

Phản biện xã hội của báo chí là thể hiện trình độ, bản lĩnh của báo chí khi tham gia trực tiếp vào những vấn đề chính trị - xã hội lớn của đất nước. Sản phẩm của phản biện xã hội ở đây không phải là sản phẩm của một bài báo, của tờ báo mà là sản phẩm trí tuệ của nhân dân, do những người có đủ năng lực đại diện thực hiện: người “nghĩ chuyên nghiệp” và người “nói chuyên nghiệp” – trong đó, báo chí vừa là người nghĩ, vừa là người nói và cũng là người viết chuyên nghiệp.

Kết quả phản biện xã hội của báo chí thành phố cũng là một quá trình tự vận động của từng tờ báo. Có tờ báo vận động đúng theo quy trình phát triển của xã hội, của báo chí nên mang lại hiệu quả xã hội to lớn và kéo theo đó là lợi ích riêng của tờ báo. Có tờ báo, vẫn còn lúng túng trong suy nghĩ và tổ chức thực hiện nên kết quả chưa cao. Nhưng nhìn chung, bốn tờ báo ngày của thành phố đã thể hiện được phần nào tư duy phản biện và năng lực phản biện của mình để đóng góp vào sự phát triển của ngành, của thành phố và của xã hội. Biểu hiện:

85

1. Nhạy cảm trước các vấn đề thời sự

Những vấn đề thời sự ở đây chính là những vấn đề “nóng” hoặc có khả năng chuyển biến thành “vấn đề nóng”. Cũng có thể sẽ là vấn đề nóng trong một ngày không xa. Sự nhạy cảm với các vấn đề thời sự đã giúp các tờ báo có được kế hoạch phản biện một cách kịp thời, có hiệu quả. Trong đó, Tuổi Trẻ là tờ báo có sự nhạy cảm cao nhất. Có những thông tin tưởng chừng đơn giản nhưng tòa soạn lại phát hiện, bóc tách thành những vấn đề xã hội lớn. Có trường hợp tờ báo chủ động đưa tin để thăm dò dư luận, để sau đó sẽ tổ chức phản biện xã hội.

2. Chủ động tranh luận khoa học

Trong hoạt động báo chí của mình, mỗi tờ báo đều quy tụ được lực lượng cộng tác viên nhất định để tham gia hoạt động phản biện xã hội. Đó là những nhà quản lý, nhà khoa học, những chuyên gia, cố vấn có kiến thức sâu rộng, nhiều kinh nghiệm thực tiễn và năng lực diễn đạt vấn đề. Mỗi tờ báo cũng có những góc nhìn khác nhau khi tham gia phản biện xã hội, dẫn nên sự phong phú đa dạng, nhiều chiều của hoạt động phản biện xã hội trên báo chí. Tính chủ động tranh luận khoa học của báo chí còn biểu hiện ở chỗ, các tờ báo biết khi nào dừng lại việc phản biện.

Có ý kiến cho rằng việc dừng thông tin nửa chừng sẽ gây ra dư luận xấu về công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Tuy nhiên, trong hoạt động phản biện xã hội, sự chủ động dừng phản biện là hợp lý, cần nên khuyến khích.

Do đặc thù của hoạt động báo chí, việc kéo dài phản biện sẽ dẫn đến những bất lợi: bất lợi về thời gian, về tài chính, và quan trọng là làm cho tranh luận dễ đi vào nhàm chán do không kịp có những nghiên cứu khoa học mới hơn để tham gia tranh luận. Mặt khác, phản biện trên báo chí không phải đi đến cùng của vấn đề mà chủ yếu là nhằm tìm ra xu hướng, giải pháp. Trong một số trường hợp, dừng phản biện còn là cơ hội để các tờ báo thành phố có

86

thêm thời gian củng cố các căn cứ khoa học, thực tiễn để việc phản biện lần sau đạt kết quả tốt hơn.

Các tờ báo trên khi tổ chức diễn đàn đều chủ động được vấn đề này. Như phản biện về tư pháp, báo Pháp Luật phải thực hiện trong một thời gian dài mới đi đến kết quả. Với việc phản biện “Giải oan” cho nhà xây sai phép”, Pháp Luật đã thực hiện hai đợt. Đợt 1, từ 10 đến 15-01-2009. Đợt 2, từ 10 đến 20-02- 2010, và mốc phản biện cuối là Hội thảo ngày 20-2-2010 với sự tham gia của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Sở Tư pháp, các quận huyện cùng các chuyên gia có kinh nghiệm để tháo gỡ việc các cơ quan chức năng cho rằng xây dựng không đúng giấy phép của phần bên trong nhà là vi phạm, và bị xử lý giống như nhà xây lố nhiều tầng, lấn chiếm diện tích.

3. Thu thập được dư luận xã hội thông qua hoạt động phản biện

Mỗi phản biện và kết quả phản biện xã hội của báo chí đều kéo theo sự tham gia của xã hội. Các ý kiến này được phản hồi gần như tức thì trên báo điện tử. Mặc dù đây không phải là ý kiến khoa học, ý kiến tham gia phản biện nhưng nó lại là “hàn thử biểu” của xã hội về vấn đề xã hội, và cũng là biểu lộ sự quan tâm của độc giả đối với thông tin của tờ báo. Kết quả phản biện cũng là yếu tố quan trọng để gắn bó độc giả với tờ báo, góp phần nâng cao chất lượng phản biện của tờ báo. Nhiều ý kiến bạn đọc trên các báo không đơn thuần là phản ánh tình hình, phản ánh bức xúc mà đã đi vào việc góp phần giải quyết những hạn chế trong đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, các trang bạn đọc của Tuổi Trẻ, Pháp Luật quy tụ được sự tham gia của nhiều chuyên gia hoặc người dân có trình độ, có kiến thức. Điểm quan trọng khác là qua dư luận xã hội, qua nhiều kênh giao tiếp với độc giả, những người làm báo có điều kiện và vốn sống thực tế, bám sát nhu cầu cuộc sống của người dân cũng như những bất cập trong quản lý xã hội để tiếp tục tổ chức và thực hiện phản biện xã hội.

87

4. Nâng cao tính chuyên nghiệp của hoạt động phản biện

Khi tham gia phản biện vào nhiều vấn đề của đời sống xã hội, mỗi tờ báo đều cố gắng thể hiện góc nhìn của mình, cũng có khi là từ nhiều góc nhìn để đi đến một kết quả đầy đủ và khoa học hơn. Góc nhìn là lăng kính đo tính nhạy cảm thời sự và chủ đề đề tài mà tờ báo hướng tới. Góc nhìn quy định cách tập hợp ý kiến và phương thức trình bày của tờ báo, nhờ đó phản biện mau chóng có kết quả. Thực hiện phản biện càng thường xuyên, trình độ tổ chức và năng lực trình bày các ý kiến phản biện càng chuyên nghiệp hơn, bảo đảm được tính khách quan, khoa học trong tranh luận phản biện, đáp ứng đúng, trúng mong mỏi, nguyện vọng, lợi ích của người dân cũng như yêu cầu về mục đích phản biện xã hội của các cấp lãnh đạo. Trong quá trình phản biện, mỗi tờ báo cũng xây dựng được riêng cho mình văn hóa phản biện cả từ người phản biện lẫn người được phản biện.

Tính chuyên nghiệp của tờ báo còn là việc giải quyết vấn đề xã hội thành tranh luận khoa học của nhiều người, biến “độc thoại” thành “đối thoại”, thành “tranh luận”. Lúc đó chất lượng khoa học của vấn đề sẽ được nâng cao và trở thành điểm nhấn quan trọng về giải pháp để các cấp lãnh đạo phải quan tâm. Báo Sài Gòn Giải Phóng đã phát hiện nhiều vấn đề rất tốt, nhưng lại không tổ chức phản biện xã hội, do đó đã hạn chế đi sự tham gia của công luận vào vấn đề.

Như loạt bài “Đại học - Những tồn tại kiềm hãm phát triển” do tờ báo thực hiện, đã phỏng vấn GS Phạm Phụ trong ba số báo liên tiếp từ ngày 07-6- 2010 đến ngày 09-6-2010, gồm các bài: “Suất đầu tư và công bằng xã hội”, “Đại học “phi lợi nhuận” và những mảng mờ”, “Tái cấu trúc theo hướng nào?”. Một đề tài về vấn đề lớn của xã hội, nhưng chỉ phỏng vấn một người liên tục trong 3 số liền, chắc chắn sẽ thiếu sinh động vì gần như trở thành “độc thoại”.

88

Tính chuyên nghiệp còn được bộc lộ qua việc rút tít, đặt tựa, cách trích đăng ý kiến phát biểu, sử dụng hệ thống ngôn ngữ phi văn tự (hình ảnh, bảng biểu, …). Việc thể hiện các nội dung và trình bày thành hai luồng ý kiến trong phản biện xã hội của các tờ báo cũng là yếu tố quan trọng của phản biện. Nó góp phần thổi vào con chữ, vào trang báo sự quyết tâm, tính quyết liệt, thái độ, trách nhiệm của người tham gia phản biện.

Hình thức thông tin bổ trợ bằng nghiên cứu của chuyên gia cũng là kinh nghiệm hay để nhiều độc giả nắm bắt được vấn đề, hình thành nên suy nghĩ độc lập của mình. Đồng thời đó cũng là thông tin cần thiết cho cả những người đưa ra vấn đề phản biện để họ xem xét lại các luận cứ, luận điểm của mình, bởi tri thức khoa học là vô cùng, không ai có thể biết hết được. Và cũng bởi thực tiễn xã hội hết sức phong phú, đa dạng nên không ai có thể lường trước được.

Tính chuyên nghiệp trong phản biện của các tờ báo còn thể hiện trong việc các tờ báo chuyển hóa các ý kiến chất vấn trên nghị trường thành những ý kiến phản biện của tờ báo mình.

Có ý kiến cho rằng, chất vấn trong kỳ họp Quốc hội, chất vấn trong Chính phủ, Hội đồng nhân dân không phải là ý kiến phản biện xã hội. Nhưng theo chúng tôi, khi báo chí, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình, phản ánh trung thực các ý kiến khoa học, có ý nghĩa xã hội thì đó là nghệ thuật tổ chức phản biện xã hội của báo chí. Yếu tố này cũng tạo nên sự khác biệt của các tờ báo khi tổ chức phản biện, mà qua khảo sát, chỉ cần nhìn vào trang 1, các tựa bài, tít nhỏ, hình ảnh thì ta có thể phân biệt được.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, phản biện xã hội của các tờ báo vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm.

1. Phản biện xã hội chưa đóng góp nhiều cho các vấn đề lý luận. Hoặc có nhưng chưa hấp dẫn, hiệu quả không cao

89

Điểm nổi bật của báo chí thành phố là phát hiện nhanh, sớm các vấn đề tham nhũng, tiêu cực, một số khiếm khuyết trong quản lý xã hội của thành phố và cả nước, qua đó đề xuất nhiều giải pháp kịp thời để các cấp lãnh đạo nghiên cứ, bổ sung vào các quan điểm chỉ đạo. Nhưng trong việc phản biện khoa học đối với các vấn đề lý luận, về xây dựng Đảng, đặc biệt là phản biện để đấu tranh chống các quan điểm sai trái, phản động, các tờ báo ít có xu hướng tham gia. Sài Gòn Giải Phóng là tờ báo khá chủ động về việc này, nhưng trên thực tế chưa tạo ra hiệu quả cao.

2. Phản biện xã hội có lúc mang tính chủ quan

Phản biện xã hội của báo chí là phản ánh các tư tưởng phản biện xã hội bằng tác phẩm báo chí. Các tư tưởng ấy phải được nhà báo ghi nhận, phản ánh bằng ngôn ngữ báo chí của riêng mình. Các tờ báo lại sử dụng những tác phẩm báo chí ấy, kết cấu lại, tạo thành trang báo hoàn chỉnh tham gia phản biện xã hội. Nhưng trong một số trường hợp, ý đồ của tòa soạn được thể hiện rất rõ bằng việc kết cấu nội dung thông tin, bằng việc trình bày vấn đề, sử dụng các thông tin bổ trợ, ngôn ngữ phi văn tự.

Thực ra, báo chí có quyền trực tiếp tham gia phản biện, có quyền có ý kiến riêng của mình bằng những tranh luận khoa học và sắc sảo trong các chuyên mục của báo mình như “Chuyện thường ngày” (Tuổi Trẻ) “Cà phê sáng” (Pháp Luật), “Câu chuyện hôm nay” (Người Lao Động), “Sự kiện và vấn đề” (Sài Gòn Giải Phóng). Nhưng nếu tờ báo sử dụng “lợi thế” của mình để hướng dư luận vào mục tiêu nhằm đạt được thì điều này là không khách quan trong hoạt động phản biện xã hội. Trên thực tế, đã xuất hiện trường hợp báo chí vô tình hoặc có dụng ý “hại” người bởi cách trích đăng phát biểu và hình ảnh.

90

Như trên đã trình bày, không phải ý kiến xã hội nào cũng là phản biện xã hội mà phải là ý kiến của chuyên gia, của những nhà nghiên cứu, của người đủ tư cách đại diện. Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến không bảo đảm được yêu cầu trên vẫn được đưa vào phản biện. Nguyên nhân là trong một số trường hợp, bức xúc của dư luận lấn át các ý kiến phản biện, tờ báo không đủ điều kiện và thời gian thẩm định lại nôn nóng cạnh tranh, nên vẫn đăng, làm ảnh hưởng đến chất lượng của phản biện.

Điều này, cũng được Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố lưu ý là: “Từ “bài học” cổ phần hóa bệnh viện Bình Dân, thành phố sẽ rút kinh nghiệm là cần lấy ý kiến của nhiều ngành, nhiều giới, nhiều tổ chức, đoàn thể, những nhà chuyên môn, kinh tế,… Những người đại diện nêu ý kiến phải biểu biết và có đủ tư cách đại diện. Không thể lấy ý kiến một số người rồi nói đó là ý kiến nhân dân. Việc phản biện phải dựa trên luận điểm, luận cứ, giải pháp của đề án chứ không nói chung chung” [34].

4. Năng lực diễn đạt ngôn từ trong hoạt động phản biện của một số nhà báo chưa cao

Phản biện xã hội là khoa học về sự phản biện, đòi hỏi người tổ chức ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có năng lực tổ chức phản biện trên mặt báo của mình. Trong đó năng lực diễn đạt ngôn từ là rất quan trọng. Đơn cử như cách rút tít và trình bày những ý kiến của các đại biểu trên báo Tuổi trẻ, Pháp Luật trong Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam. Nhưng cũng phát biểu ấy, báo Sài Gòn Giải Phóng diễn đạt quan điểm của đại biểu Trần Du Lịch khác với các báo khác. Hoặc như phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết trên các báo khác “rất ấn tượng” thì trên Sài Gòn Giải Phóng lại rút tít là: “Hồi hộp chờ câu nói của nàng tiên”.

Tóm lại, nếu xét tính chuyên nghiệp của phản biện xã hội của báo chí là: Phản biện khoa học, khách quan; Phản biện đúng, trúng những vấn đề lợi ích

91

thiết thân của người dân; Phản biện có tính văn hóa: Phản biện phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, và công tác quản lý của Nhà nước thì 4 tờ báo của thành phố đều đạt được những tiêu chí này.

Tuy nhiên trình độ chuyên nghiệp đến mức nào, đáp ứng yêu cầu xã hội tới đâu thì còn tùy thuộc vào nghệ thuật tổ chức phản biện của từng tờ báo.

Nghệ thuật đó đòi hỏi tờ báo phải có đội ngũ những người làm báo hết sức nhạy cảm với đời sống xã hội, những người luôn đau đáu mục đích phục vụ xã hội. Thờ ơ với con người, thờ ơ với cuộc sống, hài lòng với thực tại sẽ không thể nào bật lên được vấn đề để khơi dậy phản biện.

Nghệ thuật phản biện của báo chí là đi từ một vấn đề cụ thể để giải quyết một vấn đề lớn của xã hội. Quá trình giải quyết đó không bằng phẳng, êm ái mà sẽ có những va đập, có thể có những đụng chạm về quan điểm, về phong cách, đặc biệt là về tâm lý của lãnh đạo cơ quan Nhà nước khi tham gia phản biện … Giải quyết những vấn đề này không chỉ có trên mặt báo mà đòi hỏi báo chí phải sáng tạo nhiều cách thông tin, nhiều cách phản biện. Các cuộc tọa đàm, hội thảo, giao lưu trực tuyến là những hình thức phản biện tốt mà các tờ báo cần quan tâm sử dụng. Mục đích tọa đàm, hội thảo khi tham gia phản biện xã hội không phải chỉ dùng để nghe, mà nhằm có điều kiện giải quyết vấn đề một cách căn cơ. Điều này không phải báo nào cũng làm được

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)