Các thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện

lợi ích lâu dài của đất nước, của dân tộc.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền, cổ động và tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng mà báo chí càng cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định pháp luật khi thực hiện phản biện xã hội, để những vấn đề được phản biện là những quan điểm được xây dựng từ nghiên cứu khoa học và kiểm nghiệm trong thực tiễn. Báo chí chỉ tổ chức và phản biện xã hội những vấn đề mà pháp luật không cấm, những vấn đề được Nhà nước khuyến khích tranh luận khoa học.

Phản biện xã hội trên báo chí là sự tranh luận chủ động, công khai những vấn đề nội bộ của đất nước nên khi thông tin cũng cần quan tâm đến thể diện quốc gia và lợi ích dân tộc. Mặt khác, phản biện xã hội của báo chí là sự tranh luận chủ động của người làm báo, do đó không cần thiết phải đi đến cùng của vấn đề trên mặt báo mà có thể dừng lại khi đã nắm bắt được bản chất vấn đề, nắm được xu hướng phát triển của vấn đề để đề xuất giải pháp, kiến nghị giúp cho các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời.

1.2.2. Các thể loại báo chí được sử dụng trong hoạt động phản biện xã hội xã hội

Trong thực tế, hoạt động phân chia thể loại báo chí là một hoạt động phức tạp, tùy theo các trường phái nghiên cứu. Ở đây, chúng tôi sử dụng hệ thống thể loại do PGS. TS Dương Xuân Sơn nghiên cứu, trình bày: “Thể loại báo chí là hình thức biểu hiện cơ bản thống nhất và ổn định của nhóm lớn các bài báo, là cách lựa chọn công cụ, phương tiện, phương pháp và hình thức trình bày tác phẩm báo chí sao cho phù hợp với nội dung, thích ứng với từng

33

tình huống, sự kiện, đặc biệt là sao cho nó có thể chứa đựng được nội dung bài báo cần trình bày” [41, 9].

Thể loại báo chí được phân chia thành 3 nhóm:

Nhóm thông tấn, bao gồm: tin, tường thuật, phỏng vấn, điều tra,… Đặc điểm cơ bản của nhóm này là tính chất sự kiện, chuỗi sự kiện mà tác giả muốn gửi đến cho độc giả.

Nhóm báo chí chính luận, bao gồm: xã luận, bình luận, chuyên luận,… Đặc điểm của nhóm này là hệ thống lý lẽ của một hay nhiều vấn đề thời sự mà tác giả đưa ra nhằm hướng dẫn tư tưởng, hướng dẫn suy nghĩ, hướng dẫn thái độ xử sự cho độc giả trước vấn đề ấy.

Nhóm báo chí chính luận - nghệ thuật, bao gồm: ký, phóng sự, tiểu phẩm, ghi nhanh, câu chuyện báo chí… Đặc điểm cơ bản của nhóm thể loại này thông tin sự kiện, hệ thống lý lẽ bằng một phương pháp phản ánh với những ngôn từ sinh động, thấm đẫm cảm xúc, tác động trực tiếp vào tình cảm, tâm tư của độc giả. Xét ở góc độ nào đó, nhóm thể loại này chứa đựng trong nó cả hai nhóm thể loại kia với một phương pháp thể hiện tổng hợp, đặc thù của riêng mình.

Trong 3 nhóm thì nhóm thông tấn đang có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu thông tin của độc giả hiện nay. Tin trong nhóm thông tấn, nhất là tin các cuộc hội thảo khoa học, trao đổi ý kiến đã được thể hiện thành dạng tin – bài, có thể là tường thuật – phỏng vấn, tin – bài phản ánh, hoặc là tường thuật – bài nghiên cứu của chuyên gia; cũng có thể là điều tra – phỏng vấn, phỏng vấn – bài phê bình… Điều này cho thấy, những vấn đề xã hội bức xúc, liên quan đến đông đảo người dân đã được nhóm thông tấn thể hiện nhanh nhạy và có tác động cao bằng những ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu, với chứng cứ, số liệu chính xác, khoa học.

34

Đối với người làm báo, việc xác định đúng thể loại báo chí để thể hiện nội dung là vấn đề hết sức quan trọng, vừa làm tăng hiệu quả thông tin của tờ báo, vừa giúp tòa soạn tổ chức tốt trang báo, số báo một cách hợp lý để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Theo lý thuyết, phản biện xã hội của báo chí phải sử dụng thể loại nhóm báo chí chính luận vì đây là thể loại có nhiều luận cứ, luận điểm phù hợp với hoạt động phản biện.

Ngoài ra, bài phê bình cũng là một thể loại phù hợp để sử dụng khi bàn luận các vấn đề xã hội. Trong cuốn “Những vấn đề của báo chí hiện đại” của TS Hoàng Đình Cúc và TS Đức Dũng, thì “trong một số tài liệu nghiên cứu báo chí nước ta, thuật ngữ “bài phê bình” gần đây đã được đề cập tới trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí” của tác giả Trần Quang và trong công trình nghiên cứu “Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí” của TS Nguyễn Thị Minh Thái” [17, 287].

Nhưng trên thực tế, phỏng vấn lại là thể loại được báo chí sử dụng nhiều và thường xuyên, bên cạnh thể loại tường thuật. Riêng thể loại bài phê bình, vừa qua thường chỉ được báo chí sử dụng khi phản biện xã hội về các vấn đề thuộc lĩnh vực văn học – nghệ thuật.

Xem xét về thể loại phỏng vấn, để trả lời cho các câu hỏi: Vì sao ngày nay người ta thích thể hiện thông tin bằng dạng phỏng vấn? Vì sao nội dung từ các cuộc phỏng vấn lại tác động nhanh và sâu sắc đến công chúng? Vì sao phỏng vấn ngày càng được mở rộng cho nhiều người cùng tham gia? v.v… Chúng tôi nghĩ rằng, khi trình độ dân trí đã phát triển đến mức độ nhất định; khi mà những vấn đề “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” được tạo mọi điều kiện để thực hiện; khi báo chí thực sự là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội với nhân dân, thì vấn đề công khai đối thoại, công khai tranh luận là một nhu cầu cần thiết và có tác dụng lớn trong xã

35

hội. Nhà báo thực hiện phỏng vấn là nhằm cung cấp thông tin cho độc giả một cách rõ ràng, trực tiếp, nhất là đối với những vấn đề quan trọng. Đặc biệt, phỏng vấn có kèm theo hình ảnh người phát biểu, tranh luận là điều mà công chúng rất mong mỏi, bởi họ cần biết những cá nhân, đơn vị thay mặt họ là ai? Những người nói lên tiếng nói của họ là ai? Họ đang bàn về điều gì? Như thế nào? v.v… Có lẽ chính điều đó đã làm cho phỏng vấn trở thành thể loại không thể thiếu trong phản biện xã hội của báo chí.

1.2.3. Phản biện xã hội trên báo chí thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI

Với sự ra đời của tờ Gia Định báo ngày 15 tháng 4 năm 1865 - tờ báo in bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam, Sài Gòn được xem như là cái nôi của báo chí Việt Nam, là trung tâm thông tin sôi động của miền Nam và cả nước. Báo chí thành phố, do đặc thù về chính trị đã có những hoạt động báo chí hết sức sắc bén, hữu hiệu để chống thực dân, đế quốc xâm lược và chính quyền tay sai ngay trong sào huyệt, hang ổ của chúng. Một trong những đặc điểm nổi bật của báo chí Sài Gòn trước 1975 là sự phát hiện nhanh, đấu tranh kịp thời với những lời lẽ mị dân nhằm vạch trần bản chất âm mưu xâm lược, thôn tính Việt Nam của đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai. Có lẽ những kinh nghiệm hoạt động này là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến việc báo chí thành phố thường phát hiện sớm nhiều vấn đề chính trị, thời sự để phản ánh, tranh luận, đề xuất và kiến nghị.

Nghiên cứu về điều kiện hình thành quá trình phản biện xã hội trên báo in TP.HCM, chúng tôi cho rằng hoạt động phản biện xã hội trên báo chí nói chung, báo chí thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chỉ có thể được phát triển mạnh mẽ do một số điều kiện sau:

- Do sự phát triển quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội: kể từ khi chế độ dân chủ đầu tiên của Việt Nam được xác lập thông qua quá trình đấu tranh

36

giành và giữ độc lập dân tộc với xương máu, trí tuệ của nhiều thế hệ người Việt Nam với sự ra đời của nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến nay thì quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội ngày càng được mở rộng. Vai trò của người dân trong việc tham gia vào quá trình hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội ngày càng rõ nét. Đây cũng là sự thể hiện cụ thể của vai trò báo chí là diễn đàn của nhân dân, ở đó báo chí nước ta thực hiện phản ánh và đánh giá các hiện tượng trong xã hội từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền lợi của nhân dân, đề cao và tham gia vào cuộc đấu tranh trực tiếp của nhân dân vì sự tiến bộ của xã hội.

- Điều kiện về nhu cầu tiếp nhận và lưu chuyển thông tin của người dân gia tăng, do quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng gia tăng. Họ không chỉ tiếp nhận những thông tin từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà tiếp nhận cả những yếu tố thông tin khác có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân mình và của cộng đồng trong xã hội từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nắm bắt nhu cầu đó, báo chí nước ta đang ngày càng trực tiếp đóng vai trò là kênh thông tin chính thức đối với quá trình tiếp nhận của đông đảo công chúng trong xã hội. Trên thực tế, việc phản biện xã hội trên báo chí và việc người dân, các nhà khoa học thực hiện việc phản biện các vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến lợi ích của người dân trong xã hội hiện nay. Nhận thức rõ về vấn đề này, Đảng và Nhà nước coi việc cung cấp thông tin cho báo chí và tiếp nhận thông tin từ báo chí là một trong những nội dung quan trọng trong việc lãnh đạo và quản lý báo chí, biến hoạt động thông tin trên báo chí trở thành hoạt động hai chiều mềm dẻo. Điều kiện đó đã giúp cho báo chí nước ta ngày càng có vai trò rất lớn trong hoạt động phản biện xã hội.

37

- Trong thực tế hoạt động báo chí ở nước ta có một sự phân bố đặc thù

đó là việc phần lớn lượng thông tin báo chí, cơ quan báo chí tập trung chủ yếu tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ v.v… Chúng tôi cho rằng đây là một yếu tố bất cập, ảnh hưởng không tốt đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng cả nước bởi lượng thông tin báo chí lại chỉ tập trung cho đối tượng công chúng thành thị vốn chiếm một tỉ lệ khiêm tốn trong cơ cấu dân số cả nước, trong khi các đối tượng công chúng ở các khu vực khác chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế này cũng là dễ hiểu bởi thành thị là nơi tập trung dân số có mức thu nhập cao, trình độ dân trí tốt nên nhu cầu tiếp nhận thông tin của người dân cao hơn các địa phương khác, điều đó sẽ thuận lợi cho báo chí phát triển. Bên cạnh đó, các đô thị lớn trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội nên dễ xuất hiện các vấn đề xã hội có tác động đến lợi ích của người dân như giao thông, kiến trúc đô thị, y tế, giáo dục…. tạo cho người dân dễ hình thành tâm lý phản biện những đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước khi triển khai vào trong thực tế cuộc sống.

Là một thành phố giữ vị trí trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đứng thứ hai của cả nước, sau Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh có một thị trường báo chí và tiêu thụ báo chí sôi động phong phú, là một “thành phố báo chí” như lời nhận xét của nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng [38].

TS Dương Kiều Linh trong bài “Báo chí trong đời sống cư dân đô thị thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” đã viết: “Dễ dàng nhìn thấy ở thành phố Hồ Chí Minh vào các buổi sáng cảnh “người người đọc báo, nhà nhà đọc báo”,… “gu” đọc báo của người dân ở đây thật ra không cố định, báo nào họ cũng đọc, cũng dành sự ưu ái miễn là làm cho họ thích, nói lên những vấn đề họ quan tâm, cách viết phải dễ hiểu, gay cấn và hấp dẫn thì không kể là ở đâu, giá bao nhiêu, các thị dân này bỏ tiền ra mua ngay, và đọc xong là… vứt đi

38

ngay. Nhận xét này có lý và là kết quả quan sát và tiếp thị về thị hiếu đọc báo chí của người dân Thành phố trong tập quán lâu nay và trong thời kỳ mở cửa” [52, 265].

Từ lâu, báo chí đã gắn liền với đời sống của cư dân đô thị, là món ăn tinh thần hàng ngày không thể thiếu của người dân thành phố. Theo số liệu của Phòng Báo chí – Xuất bản Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, tính đến tháng 6 năm 2011, toàn thành phố có 43 đơn vị báo chí gồm 1 đài truyền hình, 1 đài phát thanh, 18 báo và 23 tạp chí (trong đó có 1 báo và 5 tạp chí đã đình bản), trên 30 ấn phẩm xuất bản hàng tháng. Ngoài ra, còn có gần 200 cơ quan báo chí của các tỉnh, thành có văn phòng đại diện trên địa bàn thành phố.

Về báo xuất bản hàng ngày bằng tiếng Việt, hiện nay thành phố có 4 tờ gồm: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Pháp Luật. Báo xuất bản hàng kỳ/tuần có 5 tờ gồm: Phụ Nữ, Công An, Giáo dục, Thể Thao, Sài Gòn Tiếp Thị; hàng tuần có 7 tờ gồm: Doanh nhân Sài Gòn, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Khăn Quàng đỏ, Công giáo và Dân tộc, Giác Ngộ, Khoa học Phổ thông, Văn Nghệ.

Từ khi đất nước tiến hành đổi mới mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới, báo chí thành phố cũng có bước phát triển mạnh mẽ về số lượng phát hành. Theo Niên giám thống kê hàng năm của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, năm 1986, số lượng ấn bản báo và tạp chí của thành phố là 52.952.000 bản so với 254.967.000 bản của cả nước, chiếm tỷ lệ 20,76%. Đến năm 2003, số lượng ấn bản báo và tạp chí của thành phố tăng lên 277.500.000 so với 653.400.000 bản của cả nước, chiếm tỷ lệ 42,47% [38].

Đặc biệt là thập kỷ đầu thế kỷ XXI, báo chí của thành phố có sự gia tăng về số lượng đơn vị báo chí (tăng thêm 10 đơn vị so với năm 1999- 2000) và kỳ phát hành. Trước năm 2000, thành phố duy nhất chỉ có nhật báo Sài Gòn

39

Giải Phóng (tiếng Việt và tiếng Hoa). Năm 2005, có thêm một tờ báo xuất bản hàng ngày là báo Người Lao Động. Năm 2006, sau 4 năm phát hành 6 số báo ngày trong tuần, báo Tuổi Trẻ chính thức trở thành báo ngày khi có thêm báo chủ nhật và đổi ấn phẩm Tuổi Trẻ Chủ nhật thành Tuổi Trẻ Cuối tuần. Năm 2007, báo Pháp Luật tăng từ 3 kỳ/ tuần lên báo ra hàng ngày. Năm 2009, 2010, các báo Phụ Nữ, Công An tăng từ 2 kỳ/tuần lên 3 kỳ/tuần.

Trước khi tăng kỳ, đặc biệt là chuẩn bị cho việc ra báo ngày, các báo đều có chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự, tổ chức tuyển chọn, đào tạo phóng viên theo yêu cầu cụ thể của tờ báo.

Về báo điện tử, năm 2001, báo Người Lao Động là đơn vị có trang web sớm nhất, sau đó là các báo Tuổi Trẻ, Sài Gòn Giải Phóng, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Công An, Pháp Luật, Phụ Nữ… Đến nay, thành phố có 18 đơn vị

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội trên báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thập kỷ đầu thế kỷ XXI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)