Gắn bó với đồng ruộng, làng quê, con cò là hình ảnh thiên nhiên dân giã quen thuộc không thể mất đi trong đời sống nông thôn Việt Nam. Nhức đến cánh cò người ta nghĩ ngay đến những làng quê với sự sống tràn đấy và những khung cảnh yên vui:
Con cò bay bổng bay cao
Bay qua cửa phủ bay vào Đồng Đăng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng
Cánh cò không chỉ tô điểm cho cuộc sống người nông dân mà các tác giả dân gian còn đồng nhất cánh cò với sản vật quê hương mình:
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp mười lóng lánh cá tôm
Đó là cuộc sống trù phú dào dạt tiềm năng mà người dân tin tưởng, hi vọng, mơ ước. Cánh cò vì thế mà nhen nhóm cho người nông dân niềm vui, niềm lạc quan trong lao động. Tiếng hát ca dao ví thề mà tươi vui, phấn khởi:
Một dàn cò trắng bay tung Bên nam bên nữ ta cùng hát lên
Vậy là cánh cò không chỉ đi vào đời sống vật chất mà còn len lỏi vào đời sống tinh thần con người. Bài ca lao động đem cho con người lòng khát sống, cánh cò chở nặng không gian thoáng đãng, chở nặng không khí lao động tươi vui, chở những ước mơ cháy bỏng.
Cánh cò không chỉ xuất hiện trong đời sống sinh hoạt, sản xuất cộng đồng của nông thôn Việt Nam mà còn đi sâu vào ngóc ngách tâm hồn con người, trở thành biểu tượng của hạnh phúc cá nhân, là sự sum họp, và cả những ước mơ tình yêu trong sáng:
Một đàn cò trắng bay quanh Để em ôm bóng trăng tà năm canh
Một đàn cò trắng bay quanh Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta
Nhìn thấy sự sum họp quay quần của cảnh tự nhiên, người con gái lại tháy thấm thía nỗi cô đơn của lòng mình. Biểu tượng cánh cò trở thành bến bờ để con người mơ ước và khát khao, vì thế nhìn thấy cánh cò, đàn cò là nhìn thấy một biểu trưng cho tổ ấm hạnh phúc. Biểu trưng này mang tính nhân văn sâu sắc bởi lẽ nó làm đẹp thêm cho đời sống tinh thần con người.