Những ảnh hưởng của hệ biểu tượng chim trong thơ ca trung đại và sự dân gian hóa của ca dao Việt Nam:

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 26)

Ca dao dân ca không chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc của đời sống con người mà còn mang một số đặc điểm phong cách của thơ ca trung đại. Và việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao trữ tình Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rát nhiều của điển tích điển cố văn học trung đại Trung Hoa và Việt Nam. Những biểu tượng như: Loan, phượng, hạc, nhạn, chim xanh - vườn hồng, đàn chim bay…được sử dụng trong ca dao cũng là những biểu tượng quen thuộc trong ca dao Việt Nam.

Mỗi loài chim trong văn học trung đại đểu được sử dụng như những mô tip ước lệ nghệ thuật. Khi nghiên cứu thi pháp thơ Đường, F. Cheng nhận xét:

“ Hình ảnh chim phượng hoàng, chim siêu phàm tượng trưng cho sự phối ngầu và tính chất diệu kì của cuộc sống..” và “ hình ảnh chim hạc – cốt cách thanh cao của các bậc ẩn sĩ”: Loài hạc là một biểu tượng của Đạo giáo. Loài chim này với dáng vẻ thanh cao, mình phủ lớp lông tuyết trắng xóa là biểu tượng của sự trường thọ và cốt cách cao quý của con người theo quan niệm phương Đông (Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới) đã được biểu hiện thần diệu và đẹp đẽ trong thơ Lý Bạch:

Quần điểu bích ma trận Tiêu dao bất kế niên Bát vân tầm cổ đạo Ỷ thụ thính lưu truyền Hoa noãn thanh ngưu ngọa

Tùng cao bạch hạc niên … Dịch nghĩa:

Núi lô nhô xanh biếc ngút trời Trong chơi không cần kế năm Vén mây tìm con đường cũ Dựa cây nghe tiếng suối chảy

Trầu xanh nằm dưới bóng hia ấm áp Hạc trắng ngự trên cành thông cheo leo Lê Nguyễn Lưu dịch

Những hình ảnh ước lệ ấy đi vào ca dao lặp đi lặp lại như một cách nói quen thuộc trong ca dao. Biểu tượng xuất hiện nhiều nhất là loan phượng. Trong thơ ca cổ, loan phượng là cặp đôi biểu tượng cho cuộc tình lý tưởng giữa tài tử văn nhân, thì trong ca dao là biểu tượng của khát vọng tình yêu, niềm hạnh phúc sum vầy giữa chàng trai nông dân và cô thôn nữ. Biểu tượng chim hạc tượng trưng cho sự cao quý thanh tao của người quân tử theo đúng mỹ học phong kiến, thì trong ca dao lại tượng trưng cho hình ảnh đẹp của con người, trong đó có người phụ nữ.

Biểu tượng chim quyên trong ca dao (vd: Càng trưa càng nắng càng nồng / chim quyên thơ thẩn vườn hồng chờ ai) cũng có nguồn gốc từ điển tích Trung Hoa: Đỗ quyên là tên của một giống chim, còn gọi là chim Đỗ Vũ, Tử Quyên. Tương truyền, vua nước Thục (Thục Đế) tên là Đỗ Vũ, quyến rũ vợ

của một người bề tôi là Biết Linh. Biết Linh bắt được, buộc Thục Đế nhường ngôi cho mình và dẫn vợ Biết Linh đi để sống cho trọn mối tình với người đẹp. Nhưng thảm cho Thục Đế, người đẹp bỏ Thục Đế trở về với Biết Linh. Thục Đế buồn tủi, nhớ ngai vàng, nhớ người đẹp, đành chịu chết trong rừng, hóa thành con chim Đỗ Quyên, ngày đêm kêu quốc quốc não nuột, như hồn Thục Đế kêu than nhớ tiếc ngai vàng, oán giận người yêu.

Hay biểu tượng chim Việt (vd: Sao thầy mẹ chẳng thương kẻ đào tơ liễu yếu / Để cho ngựa hồ chim Việt / chim Việt đủ đôi / chim vượt đôi nơi ) cũng xuất phát từ câu thơ chữ Hán “ Việt điểu sào Nam chi, Hồ mã tê Bắc phong” (Con chim Việt làm tổ ở cành cây phía Nam, con ngựa Hồ quê phương Bắc hí mỗi khi gió Bắc thổi)

Những biểu tượng chim có nguồn gốc từ Nho giáo, Đạo giáo và những hình ảnh biểu tượng có tính ước lệ đi vào trong ca dao qua sự dân gian hóa đã làm giàu có thêm hình ảnh nghệ thuật của thơ ca dân gian, bên cạnh đó làm cho ca dao vừa mang phong cách ngôn ngữ của văn chương bác học vừa mang đậm hồn dân tộc, chan chứa hình ảnh làng quê Việt Nam.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 26)