0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

nghĩa của những biến thể từ ngữ trong hệ biểu tượng chim trong ca dao:

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG THƠ CA TRỮ TÌNH VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

trong ca dao:

- Những biến thể được phân hóa:

Dựa trên những hình ảnh thực của tự nhiên, người dân lao động Việt Nam quan sát, lý giải và nhận thức để thành những biểu tượng cho con người và những mối quan hệ của con người trong xã hội:

Biểu tượng chim quyên: là loài chim xuất hiện dưới dạng đôi cặp, sự xuất hiện đó đánh thức trong lòng người nỗi khát khao tìm cho mình tri ân, tri kỉ nên là biểu tượng của người con trai, con gái đang yêu:

Chim quyên lăng líu cành dâu

Đêm nằm thăm thẳm canh thâu nhớ chàng

Chim quyên láo liếng đường cày Tình thâm nghĩa nặng mấy ngày lại xa

Hai ta như cặp chim quyên

Dầu khô dầu héo cùng chuyền trên cây Khát thời uống nước bóng cây Đói ăn bông cỏ, thiếp đây vẫn chờ

Đôi lúc chim quyên hóa thân vào chàng trai láu lỉnh, nghịch ngợm, mang trong đầu một dụng ý không "sáng sủa". Việc hóa thân của chim quyên vào hành động chàng trai làm sắc thái biểu thị chim quyên thêm sinh động, đa nghĩa:

Chim quyên bay đỗ nhành giao Giả đò lơ láo kiếm sâu đỡ lòng

Lạy trời cho gió nổi giông Cho người thục nữ mủi lòng ngủ say

Biểu tượng chim bồ câu (chim cu): là giống chim hiền, ăn sâu bọ, các thứ hạt, trái cây. Bồ câu tượng trưng cho phe chủ hòa. Chim cu là tượng trưng cho hòa bình:

Mù u ba lá mù u

Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa. Hay tượng trưng cho sự thanh bình yên ả:

Bồ câu bay thấp bay vào Bay ra cửa phủ bay vào nhà kho.

Biểu tượng chim én, nhạn: Là loài chim di cư nên thể hiện nỗi nhớ,niềm hi vọng, và sự đưa tin:

Từ khi ăn phải miếng trầu Miếng ăn môi đỏ dạ sầu tương tư

Vì người nên phải viết thư

Nhờ con chim nhạn đưa thư cho người

Viết thư cho én bay về Hoa may én ngậm lời thể cho ta

Cho nhạn đưa tới mẹ cha sinh thành

Đặc biệt, trong ca dao có những biểu tượng độc đáo và xuất hiện lặp đi lặp lại là chim khôn và chim xanh, là những biểu tượng được con người cách điệu hóa, nhân cách hóa.

Biểu tượng chim xanh: Gọi là chim xanh để đồng hóa con chim với không gian của nó. Màu xanh của sông biển, rừng núi, ruộng đồng, bầu trời, tượng trưng cho vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người con gái:

Ước gì em là con chim xanh

Ðậu trên vành nón để anh được gần.

Chim xanh ăn trái xoài xanh Ăn no tắm mát lên cành nghỉ ngơi

Nghỉ rồi hồi vế hôm qua Chờ trăng trăng lặn chờ hoa hoa tàn

Đầu làng có con chim xanh

Bay về Nam ngạn đón anh bắc cầu

Biểu tượng chim khôn: tính chất”khôn” của con chim là để nói lên quan niệm nhân sinh và quan niệm thẩm mỹ của người xưa.Đó là vẻ đẹp của người con gái:

Chim khôn nói tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

Người xưa quan niệm giọng nói thể hiện tính cách con người, và có tâm lý chung là thích những gì dịu nhẹ, ôn hòa. Chính vì thế giọng nói dịu dàng là kết quả của một đức tính tốt đẹp. Bên cạnh đó lại có những quan niệm chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến:

Chim khôn lụa nhánh chọn cành Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân

Chim khôn đậu nóc nhà quan Trai khôn tìm vợ gái khôn tìm chồng

Chim khôn lánh bẫy lánh đò Người khôn lánh chỗ ô đồ mới thôi....

“Chim”ở đây đã được đặt trong nhiều mối dây liên hệ phức tạp như chính bản thân chúng khi tồn tại trong đời sống tự nhiên. Từ cách làm này, dân gian đã tinh tế phát hiện ra những nét tương đồng giữa thế giới các loài hoa và thế giới con người, từ đó tương ứng cho nó những ý nghĩa biểu tượng cho thế giới con người. Thế giới con người phức tạp phong phú nên những hình ảnh biểu tượng cũng vô cùng phong phú đa dạng. Bên cạnh đó, cái làm nên sự đa dạng cho ý nghĩa biểu tượng chim còn là nhờ con mắt nhìn chi tiết, cụ thể, sắc bén theo đặc điểm hoạt động cũng như bộ phận cơ thể của loài vật này.

- Những biến thể được chi tiết hóa:

Chim biểu trưng cho con người sống giữa cuộc đời rộng lớn, đầy biến động.Chính vì thể mà hình ảnh cánh chim, chim bay có sức biểu cảm cao.

Trong đó, cánh chim luôn là biểu tượng của sự tự do và của mơ ước lớn lao của con người:

Ước gì có cánh như chim

Bay cao bay liệng để tìm người thương

Chim bay mỏi cánh chim ngơi Đố ai bắt được chim trời mới ngoan

Đồng tháp mười cò bay thẳng cánh

Nước tháp mười long lánh cá tôm

Hình ảnh con chim, con cò bay thành đàn giúp người dân liên tưởng đến cuộc sống gắn bó, sự sum họp, tổ chức cộng đồng, sự gắn kết bền vững giữa người với người:

Một đàn cò trắng bay quanh Để em ôm bóng trăng tà năm canh

Tìm bể cạn thấy đàn chim bay

Tìm em bảy tám hôm nay

Bắt con chim nhạn bỏ đàn chim bay. Ước gì được nắm cổ tay,

Thiếp thì làm vợ, chàng nay làm chồng Ai làm lở bể rung ngàn

Cho tổ cá vỡ cho đàn chim bay

Đàn cò, đàn chim còn là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình trù phú: Một đàn cò trắng bay tung

Bên nam bên nữ ta cùng hát lên

Khác với hình ảnh đàn chim, cánh chim, hình ảnh bong chim lại gợi sự nhỏ bé, yếu ớt:

Than ôi tăm cá bóng chim

Biết đâu đường lối mà tìm hỡi ai.

Chim mang giá trị ngữ nghĩa cố định qua các hình ảnh ẩn dụ chim gặp tổ, chim bén tổ biểu đạt sự sum họp, hạnh phúc lứa đôi:

Gặp đây như vợ như chồng Như chim gặp tổ như rồng gặp mây.

"Chim vào lồng" ngầm ẩn về người con gái đã bị ràng buộc bởi hôn nhân: Bây giờ vợ mới gặp chồng

Như chim vào lồng như cá cắn câu Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thuở nào ra.

"Chim mắc lưới", "chim mắc bẫy" tạo liên tưởng về sự bén duyên, gặp gỡ trao duyên:

Chim khôn mắc phải lưới hồng

Mình về nơi ấy ớ cô mình ơi

Con chim mắc bẫy thì vui thế nào?

"Chim lẻ bạn", "chim lạc đàn" là cảm xúc cô đơn, lẻ loi, lạc lõng trong cuộc đời:

Ở nhà em mới ra đây Bồ câu lẻ bạn chim bay lạc đàn.

Ðôi ta chẳng được sum vầy

Khác nào cánh nhạn lạc bầy kêu sương

Những biến thể được nảy sinh nhờ sự chi tiết hóa những hoạt động của hình ảnh chim. Nhờ vào các biến thể này, biểu tượng không bị khô cứng, sáo mòn mà luôn được biến đổi một cách linh hoạt sinh động, đem lại cho biểu tượng sự tươi mới, đa dạng.

Từ hình ảnh chim cụ thể trong đời sống cho đến những chim biểu tượng trong ca dao là cả một quá trình quan sát, trải nghiệm, tích lũy … lâu dài của dân gian. Để thể hiện nghĩa biểu tượng, hoa được đặt trong nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh, trong đó có mối quan hệ tương đồng và tương phản,

- Biến thể có quan hệ tương đồng:

Những biểu tượng tương đồng thường có điểm chung về mặt từ ngữ, hình ảnh, nên có lúc có chung một ý nghĩa biểu tượng.Chẳng hạn, cặp biểu trưng "cá chậu - chim lồng" biểu trưng cho cảnh tù túng, bị bó buộc, lệ thuộc của con người:

Từ ngày em bước qua sông

Cá chậu chim lồng mấy thuở gặp nhau Gặp nhau rồi lại quên chào Quên chào vì bởi ngọt ngào ngày xưa

Những biểu tượng trên thường là biểu tượng sóng đôi, gắn liền với hạnh phúc lứa đôi hoặc bày tỏ tâm trạng của những người đang yêu.

Chim đa đa đậu nhánh đa đa

Mãn mùa đa lại nhảy qua cây khế

Chim huỳnh nó đỗ vườn quỳnh

Đủ long đủ cánh nó vùng nó bay

Chim khôn mắc phải lưới hồng

Hễ ai gỡ được đền công lạng vàng

Ai làm cho bướm lìa hoa

Cho chim xanh, nở bay qua vườn hồng

Đặc sắc nhất là cặp biểu tượng loan phượng xuất hiện nhiều lần trong ca dao về tình yêu lứa đôi. Nói như F.Cheng, nó là một “ kiểu động vật được phú cho quyền lực màu nhiệm”. Đó là quyền lực của sự gắn kết, như chất keo dính của hai người yêu nhau. Phượng hoàng tự bao giờ đã là chứng nhân của tình yêu, của mơ ước khát vọng hạnh phúc:

Đôi duyên ta như loan với phượng

Nỗi lòng nào để phượng lìa cây

Gió xem một chuyện phong tình Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Có lúc, loan phượng hiện lên tha thiết mãnh liệt qua lời người con trai: Ước gì anh được vô phòng

Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan - Biến thể có quan hệ tương phản:

Nhân dân cũng thường có cái nhìn đối lập giữa hai sự vật, hiện tượng để từ đó lên tiếng khẳng định hoặc phủ nhận một đối tượng trong đó:

Trên rừng ba mươi sáu thứ chim Thiếu gì loan phượng đi tìm quạ khoang

Quạ khoang có của có công

Tuy rằng loan phượng nhưng không có gì

Loan phượng là loài chim đẹp đẽ, đối lập với quạ khoang là con vật xấu xí bẩn thỉu, thế nhưng nhân dân lại lên tiếng bảo vệ quạ khoang còn phê phán loan phượng chỉ là thứ đồ chơi rỗng tuếch. Từ đối lập giữa hai loài vật, quan điểm nhân sinh về sự đối lập giữa hình thức – nội dung, cái xấu – cái đẹp, cái thiện – cái ác cũng được hiện rõ.

Giữa biểu tượng và những biến thể của nó luôn có một mối quan hệ nhất định. Bản thân sự vật tự nó chưa mang ý nghĩa biểu tượng. Ý nghĩa này chỉ có khi con người khoác lên cho nó dựa trên những mối liên hệ mật thiết với tên gọi, hình dáng, thuộc tính, phẩm chất nào đó của sự vật. Điều này cũng có nghĩa là ở một sự vật có thể tồn tại nhiều khía cạnh, phương diện có khả năng khơi gợi những liên tưởng thơ ca. Khi xây dựng biểu tượng chim, nghệ nhân dân gian đã qua sự chọn lựa, sàng lọc từ sự vật một hoặc một số khả năng gợi liên tưởng nào đó, tạo ra cho sự vật những ý nghĩa mới. Những nét nghĩa này được sử dụng nhiều lần, được tập thể công nhận và trở một thứ phản xạ được xây dựng bằng thói quen, bằng quy ước văn hóa của cộng đồng. Do đó, sự phong phú của những biến thể của biểu tượng chim đã cho thấy sự phong phú của đời sống tâm hồn cũng như trí tưởng tượng của cha ông ta xưa. Quan trọng hơn cả, qua việc sử dụng biểu tượng chim trong ca dao trữ tình, nhân dân đã có thể bày tỏ cùng nhau những tình cảm yêu quê hương, yêu gia đình, bạn bè, người yêu…Và qua những lời lẽ giản dị ấy, ca dao còn là sự gửi gắm những tư tưởng, quan niệm của nhân dân về cuộc sống. Mỗi cánh chim được nhân dân thổi vào đó cả một luồng sinh khí mạnh mẽ để có thể đem chở những tình cảm, tư tưởng, cùng những ước mơ, khát vọng của mình đến với muôn đời sau.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU BIỂU TƯỢNG THƠ CA TRỮ TÌNH VIỆT NAM (Trang 34 -34 )

×