Biện pháp so sánh:

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 53)

So sánh (Ví von) là hình thức được sử dụng quen thuộc nhất trong tác phẩm văn học. Nó đối chiếu hai hay nhiều đối tượng có một dấu hiệu chung nào đó (nét giống nhau) nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của một đối tượng.

Cách so sánh trong ca dao được nhận ra một cách dễ dàng thông qua những từ “là, như là, như thể”. Trong đó thường gặp “chim” với tư cách là cái được so sánh, thường là những biến thể được chi tiết hóa như: Chân chim, cánh chim, thân chim, chim tha mồi, chim vào lồng.... Và cái so sánh là những cái vô hình, như tâm tư tình cảm con người. Khi ấy chim được coi là phương tiện nghệ thuật để người bình dân bày tỏ nỗi lòng mình.

Em thương ai con mắt lim dim Chân đi thất thểu như chim tha mồi

So sánh bước chân người với bước chân chim là để thể hiện rõ sự mỏi mệt và sự thẫn thờ đến đáng thương của người con gái khi bị nỗi nhớ dày vò. Hay so sánh tình yêu đôi lứa đẹp đôi:

Đôi duyên ta như loan với phượng

Nỡ lòng nào để phượng lìa cây

Và mơ ước được kết đôi hạnh phúc cũng được bày tỏ ý nhị mà thiết tha qua so sánh:

Ước gì có cánh chim bay

Có khi biện pháp này lại dùng để diễn tả sự bế tắc của con người không tìm ra lối thoát trong hoàn cảnh thực thực tế:

Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thưở nào ra

Những cánh chim với những biểu hiện chân thực trong cuộc sống đã làm cho con người liên tưởng đến chính mình. Biện pháp so sánh cái vô hình với cái hữu hình, cụ thể và gần gũi với con người đã đạt đến giá trị nghệ thuật cao, đem lại nhận thức chân thực và sáng rõ cho người đọc, người nghe.

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w