Sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng chim trong ca dao(xét trong phạm vi ngôn ngữ văn học):

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 30)

ngôn ngữ văn học):

Bàn về mối quan hệ giữa hai mặt của biểu tượng(cái biểu trưng và cái được biểu trưng), Tz. Todorow đã chỉ rõ: “ Một cái biểu đạt giúp ta nhận thức được nhiều cái biểu đạt hoặc đơn giản hơn…cái được biểu đạt dồi dào hơn cái biểu đạt”, đây chính là sự ứ tràn nội dung ra ngoài dạng biểu đạt của nó”. Sự chuyển hóa từ tầng nghĩa biểu trưng này đến tầng nghĩa biểu trưng khác, sự xếp chồng của những lớp nghĩa biểu trưng là một hiện tượng tất yếu trong quá trình biến đổi ý nghĩa biểu tượng.

Sự biến đổi ý nghĩa của biểu tượng trước hết diễn ra trong quá trình chuyển hóa từ bình diện văn hóa(biểu tượng văn hóa) vào bình diện chủ thể (biểu tượng nghệ thuật). Mỗi biến thể trong từng loại hình nghệ thuật, từng tác phẩm cụ thể do sự chi phối của đặc điểm hình thức, chất liệu, mục đích của chủ thể sáng tạo, lại có thể nảy sinh các biến thể ý nghĩa phong phú trên cơ sở những mẫu số chung sẵn có trong đời sống văn hóa cộng đồng. Trong phạm vi ngôn ngữ văn hóa và văn học, sự biến đổi ý nghĩa biểu tượng không thể tách rời ngữ cảnh, điều này cũng nằm trong quy luật biến đổi nghĩa của

các từ ngữ “ Một trong những biến đổi ngữ nghĩa là việc nghĩa cũ đẻ ra nghĩa mới trong ngữ cảnh cụ thể nào đó..

(Chafe W.L. Ý nghĩa và cấu trúc ngôn ngữ). Quan niệm của S.Ullmann tiếp tục làm rõ: Kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố nhận thức, tình cảm – ý chí, biểu cảm trong những cảnh huống ngữ nghĩa sản sinh ra kết quả là sự biến đổi nội dung khái niệm của từ - biểu tượng (word – symbols). Sự biến đổi ấy được minh chứng cụ thể qua sự xuất hiện của cách dạng biến thể của hệ biểu tượng, và sự nảy sinh các ý nghĩa liên hội, nói cách khác là sự xuất hiện “ trường liên tưởng”.

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w