Con cò – biểu tượng của những thói hư tật xấu trong xã hội cũ:

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 49)

Tác giả dân gian luôn có những lựa chọn sắc bén và phong phú những hình tượng đẻ phù hợp với biểu tượng đưa ra. Biểu tượng con cò không chỉ được xây dựng theo một chiều ý nghĩa biểu đạt mà xây dựng nhiểu chiều. Người nông dân không chỉ dùng biểu tượng cò để ca ngợi phẩm giá, họ còn

dùng đẻ phê phán lên án những thói hư tật xấu của chính mình và của con người xung quanh. Đó là sự phê phán nhẹ nhàng dí dỏm chứ không nặng nề như cuộc đấu tranh giai cấp:

Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai Có đánh thì đánh sớm mai Chớ đánh chập tối lấy ai mà nằm.

Nếu cò quăm trong bài ca dao trên lên án người đàn ông có thói vũ phu thì cò kì lại chê trách những cô gái vô duyên, có nhiều tật xấu:

Cái cò là cái cò kì

Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô Đêm nằm thì gáy o o

Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà

Không chỉ phê phản những đối tượng con người, ca dao Việt Nam còn phê phán những tệ nạ ma chay cúng giỗ trong xã hội cũ:

Cái cò chết tối hôm qua Có hai bát gạo với ba đồng tiền

Một đồng thuê trống thuê kèn Một đồng mua mõ đốt đèn thờ vong…

Tiếng nói phê phán phần nào bộc lộ quan điểm, lập trường của người dân lao động. Đó là lời đả kích châm biếm những cái xấu, cái đi ngược đạo lý để nhằm đề cao đạo lý dân tộc và đẻ hoàn thiện mình.

3.2.5. Nhận xét:

Biểu tượng con cò nhìn từ nhiều góc độ khác nhau đã diễn tả được đời sống văn hóa và tinh thần đa dạng, với những nếp sống, phong tục tập quán, thói quen của con người Việt Nam. Biểu tượng con cò vì thế mà trở thành một phần linh hồn đất nước cho đến tận hôm nay.

CHƯƠNG 4

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 49)