Biện pháp ẩn dụ:

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 55)

Ẩn dụ là phương thức tu từ so sánh ngầm dựa trên sự đồng nhất hau hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác, mà cái được nói đến được ẩn đi một cách kín đáo. Điều này tạo nên tính biểu cảm sâu sắc trong ca dao.

Công ăn bắt tó nuôi ăn cò lớn cò dò lên cây

Câu ca dao không đơn giản là chuyện nuôi cò. Bằng việc sử dụng biện pháp ẩn dụ, hình ảnh cỏ gợi liên tưởng đến hình ảnh cô gái. Câu ca dao là lời trách móc, nuối tiếc, than thở của chàng trai đối với người yêu phụ bạc. Sự quay lưng của người yêu cũng được diễn tả qua hình ảnh chim bay:

Chim nhàn vỗ cánh bay đi

Có lúc, hình ảnh chim không phải là hình ảnh thực tế mà chỉ là ẩn dụ để biểu tượng cho sự tan tác, chia cắt:

Ai làm lở bể rung ngàn Cho cá vỡ tổ cho đàn chim bay.

Trong ca dao, những hình ảnh ẩn dụ quen thuộc đã phát triển thành những biểu tượng thể hiện trực tiếp hình ảnh con người, như người phụ nữ thể hiện thân phận và thế giới tinh thần mình qua con cò, con bống:

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

Cái bống là cái bống bình Thổi cơm nấu nước một mình mồ hôi

Hệ biểu tượng chim được xây dựng bằng biện pháp ẩn dụ đã diễn tả thành nhiều hình tượng khác nhau, mang nhiều tầng lớp nghĩa. Nghệ thuật ẩn dụ giúp ta hiểu sâu thêm về đối tượng xuất hiện trong lời ca câu hát dân gian. Ngược lại, một số đối tượng lại chỉ tương ứng với một hàm nghĩa ẩn dụ. Xét những bài ca dao sử dụng biểu tượng chim, ta thấy mỗi bài đều có hai phần: Hình ảnh bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người. Đó chính là những môtip được so sánh hoặc ẩn dụ “chúng làm sáng rõ, đồng thời sức nặng nghiêng về phía nội dung con người” (A.N. Vêxêtôpxki). Cứ như thế,

tất cả hình tượng tự nhiên và con người trong ca dao hiện lên luôn sinh động, không trùng lặp, sáo mòn và biểu tượng vì thế mà sẽ sống mãi với thời gian.

4.4. Nhận xét:

Những biện pháp nghệ thuật trên đã cho thấy tài năng sáng tạo của nhân dân trong việc sử dụng hình ảnh, xây dựng biểu tượng. Cũng nhờ đó, phản ánh

một cách tinh tế, kín đáo những biểu hiện trừu tượng đa dạng trong thế giới con người. Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong ca dao góp phần làm cho ca dao Việt Nam vừa mang tính khái quát, vừa mang tính độc đáo, giàu chất thơ, bên cạnh đó đóng góp một kho tàng nghệ thuật quý giá trong việc hoàn thiện

C. KẾT LUẬN

Trong thế giới hình ảnh và biểu tượng phong phú của ca dao, hệ thống biểu tượng chim lâ một hệ biểu tượng phong phú và độc đáo, trường liên tưởng của biểu tượng cũng phù hợp với mạch ngầm cảm xúc dân tộc, chinh vì thế mà cánh chim dân dã từ ca dao đã bay đến tận trang viết của nhiều nhà văn nhà thơ sau này. Vì thế so sánh ý nghĩa biểu tượng chim trong ca dao và văn học viết sẽ là hướng triển khai tiếp theo của đề tài này.

Văn học là cách thể hiện cuộc sống bằng hình tượng. Trong thế giới hình ảnh muôn màu của ca dao là toàn bộ tư tưởng, tình cảm, cuộc sống của nhân dân lao động. Đồng thời tài năng của những nghệ sĩ dân gian qua đó mà bộc lộ rõ nét. Thế giới ca dao luôn là khoảng đất rộng rãi và bí ẩn để nhiều thế hệ con người Việt Nam tìm hiểu khám phá cội nguồn dân tộc, để cảm thấy “ dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó cũng là giọt tinh túy chắt ra từ ruột rà non sông” (Xuân Diệu)

Môc lôc

Một phần của tài liệu vấn đề nghiên cứu biểu tượng thơ ca trữ tình việt nam (Trang 55)