- Hướng dẫn học sinh học tập tích cự, chủ động, sáng tạo và biết phản biện Qua kiểm tra đánh giá 30/54 giáo viên của nhà trường đạt giáo viên dạy giỏi cấp
2.5.4. Tiêu chí 4: Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản
sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục
a) Khảo sát, phân loại học sinh giỏi, yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập từ đầu năm học;
b) Có các hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém phù hợp;
c) Rà soát, đánh giá để cải tiến hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém sau mỗi học kỳ.
2.5.4.1. Mô tả hiện trạng
- Đầu năm học, nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm, tuyển chọn học sinh giỏi, phân loại học sinh học lực yếu, kém, tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập, thành lập lớp chọn [H5-5-04- 01];
- Nhà trường chọn Giáo viên có kinh nghiệm trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi; đối với học sinh yếu kém nhà trường tổ chức phụ đạo, tăng cường học tổ nhóm, hướng dẫn học sinh tự học, nhà trường có kế hoạch cụ thể về đáp ứng được nhu cầu học tập văn hoá với các hình thức khác nhau của học sinh học lực yếu, kém. Yêu cầu GVBM chú ý đối tượng học sinh yếu, đặt yêu cầu cụ thể cho từng đối tượng một [H5-5-04-01];
- Mỗi học kỳ hai nhà trường tổ chức rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp giúp đỡ học sinh học lực yếu, kém [H5-5-04-03].
2.5.4.2.Điểm mạnh
- Đầu năm học nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng, tuyển chọn học sinh giỏi, rà soát, phân loại, học sinh học lực yếu, kém và có các biện pháp giúp đỡ học sinh vươn lên trong học tập.
- Lãnh đạo thường xuyên rà soát, tìm hiểu, góp ý với giáo viên dạy các lớp có học sinh yếu kém để có biện pháp giảng dạy phù hợp và hiệu quả hơn.
2.5.4.3. Điểm yếu
Vẫn còn có học sinh yếu, học sinh có ý thức học tập kém vì nhiều lý do: mất kiến thức cơ bản, ham chơi với bạn bè, mê trò chơi điện tử, hoàn cảnh gia đình, cách giáo dục của gia đình chưa phù hợp, nên khó giúp đỡ toàn bộ học sinh có học lực yếu, kém phấn đấu vươn lên.
2.5.4.4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
- Tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đầu năm học để phân loại học sinh, giáo viên giao bài tập thích hợp cho từng đối tượng học sinh và hướng dẫn học sinh tự học; tiến tới học 2 buổi ngày;
- Phối hợp với CMHS có chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng thêm cho những giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ học sinh yếu, kém có hiệu quả.
- Giáo viên chủ nhiệm nắm rõ hoàn cảnh gia đình và năng lực học tập của từng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong công tác chủ nhiệm lớp học.
- Quyết tâm không để học sinh ngồi nhầm lớp, nhất là những học sinh không có ý thức phấn đấu, lười biếng, ý thức kỷ luật kém;
2.5.4.5. Tự đánh giá
Chỉ số a Chỉ số b Chỉ số c
Đạt Đạt Đạt