PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 93)

Các điểm thu mua mủ ( của tư thương hoặc của công ty)

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN

3.1. KẾT LUẬN

Trong những năm qua mô hình cao su tiểu điền đã thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình tại Thị trấn Nông trường Việt Trung, đồng thời mô hình này còn có vai trò bảo vệ môi trường sinh thái địa phương.

Mới thực sự hình thành và phát triển từ chương trình 327CT của Chính phủ năm 1993, nhưng mô hình cao su tiểu điền đã dần khẳng định được tính đúng đắn trong chủ trương, đường lối phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước, của các chính quyền địa phương, và nhận thức của người dân, góp phần cải thiện đời sống cho người nông dân. Sự phát triển của mô hình này trong những năm qua về số lượng, quy mô, phương hướng sản xuất đã chứng minh tính phù hợp của mô hình cao su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay.

Các hộ gia đình có diện tích trồng cao su ngày một tăng lên, diện tích cao su đưa vào khai thác ngày càng nhiều, năng suất mủ tăng. Trong những năm trở lại đây, đời sống của người dân địa phương cũng như bộ mặt của Thị trấn thực sự khởi sắc nhớ từ cây cao su. Trong 50 hộ được điều tra bình quan thu nhập của một hộ khá lớn: 228,387 triệu đồng/năm, giúp giải quyết việc làm cho hơn 184 lao động, sử dụng có hiệu quả 227,7 ha đất, do đó ngày càng tạo được niềm tin rất lớn đối với bà con nông dân về sự phát triển mạnh mễ trong một tương lai không xa.

Tuy vẫn còn có những mặt tồn tại cần phải giải quyết để ngày càng hơn nữa nâng cao hiệu quả của mô hình này. Nhưng cùng với cao su quốc doanh, việc phát triển cây cao su theo mô hình tiểu điền là một hướng đi đúng đắn nhằm thực hiện tốt mục tiêu cuối cùng là phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa dựa trên một nền tảng vững chắc. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự phát triển của mô hình này, cần áp dụng một cách khoa học và sáng tạo các giải pháp sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng hộ gia đình.

3.2. KIẾN NGHỊ

Để mô hình cao su tiểu điền nói chung và mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông trường Việt Trung nói riêng phát triển một cách vững chắc, nhà nước cần phải

hoàn thiện các chính sách, chế độ đầu tư phát triển cây cao su. Nhằm khuyến khích động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Trong chính sách vay vốn cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, tạo điều kiện vay vốn nhanh chóng, thuận lợi và có điều kiện sử dụng vốn trong thời gian dài. Vì cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có thời kỳ KTCB khá dài cho nên thời gian thu hồi vốn chậm.

Đối với địa phương: Cần cung cấp thông tin về dự báo tương đối dài hạn về giá cả thị trường cho các hộ nông dân một cách kịp thời và thiết thực; phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế của vùng; cần có các chính sách đảm bảo giá các yếu tố đầu vào cho các nông hộ. tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Đối với các hộ trồng cao su: Cần xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích của mình, các hộ gia đình cần phát huy vai trò làm chủ để chủ động nâng cao chất lượng vườn cây; thường xuyên bổ sung các kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức kỷ thuật trồng, chăm sóc, khai thác cao su cũng như áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)