Tình hình phát triển cây cao su theo mô hình cao su tiểu điền tại các hộ gia đình điều tra

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 43)

3. Đất chưa sử dụng 244,77 2,

2.2.2. Tình hình phát triển cây cao su theo mô hình cao su tiểu điền tại các hộ gia đình điều tra

gia đình điều tra

2.2.2.1. Đặc trưng chủ yếu của các hộ gia đình được điều tra

Qua điều tra 50 hộ gia đình có diện tích trồng cao su trên địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình tôi rút ra một số nhận xét sau.

Hầu hết chủ hộ là người lao động chính trong quá trình trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su. Phần lớn họ là những nông dân, công nhân của công ty cao su Việt Trung đã nghỉ hưu. Là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chính vì vậy người dân ở đây rất có kinh nghiệm về trồng và chăm sóc cao su. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển cây cao su tại địa phương. Qua bảng ta sẽ thấy rõ hơn đặc điểm của các chủ hộ điều tra.

Bảng 9: Đặc điểm cơ bản của các chủ hộ điều tra

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Số hộ điều tra Hộ 50

2 Độ tuổi trung bình Năm 50,6

3 Trình độ văn hóa Lớp 9/10

4 Kinh nghiệm sản xuất Năm 13,7

5 Tham gia tập huấn % 93

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Tuổi trung bình của các chủ hộ là 50,6 tuổi, với trình độ văn hóa khá cao (9/10). Đây là một thuận lợi lớn trong việc phát triển sản xuất kinh doanh đối với các hộ gia

đình. Tuổi đời chưa cao cộng với trình độ văn hóa cao sẽ giúp các chủ hộ tiếp thu những kỷ thuật trồng mới, chăm sóc, khai thác mủ tạo điều kiện để cho cây cao su phát triển.

Vì phần lớn các chủ hộ là công nhân của công ty cao su Việt Trung đã nghỉ hưu, sau nhiều năm khai thác và chăm sóc cho những vườn cây của công ty thì các chủ hộ đã có nhiều kinh nghiệm để đưa ra được những quyết định phù hợp với khả năng của gia đình mình. Đồng thời họ cũng có được nhiều kinh nghiệm và kỷ thuật vững vàng trong quá trình chăm sóc và khai thác vườn cây.

2.2.2.2. Tình hình sử dụng đất trồng cao su của các hộ gia đình

Đối với nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không thể thay thế được, trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp với tư cách vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động. Đất đai có giới hạn về diện tích nhưng khả năng sản xuất thì vô hạn nếu chúng ta biết sử dụng một cách hợp lý. Vì vậy vấn đề quan trọng là làm sao tận dụng được đất đai để không ngừng nâng cao năng suất ruộng đất, năng suất cây trồng.

Quy mô diện tích đất trồng cao su có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu diện tích tương đối lớn sẽ làm giảm được các khoản chi phí đầu tư, tiết kiệm được lao động làm cho năng suất lao động tăng lên đồng thời giảm chi phí quản lý cho các hộ gia đình.

Bảng 10: Diện tích trồng cao su của các hộ điều tra năm 2011

Chỉ tiêu ĐVT Tổng BQ chung/hộ

1. Diện tích đất đang sử dụng Ha 276,12 5,52

2. Diện tích đất trồng cao su Ha 227,70 4,55

- Diện tích thời kỳ KTCB Ha 93,10 1,86

- Diện tích thời kỳ KD Ha 134,60 2,69

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Tổng diện tích đất đang sử dụng của 50 hộ điều tra là 276,12 ha bình quân một hộ sử dụng 5,52 ha. Trong đó có 227,7 ha là diện tích trồng cao su chiếm 82,46% tổng diện tích, bình quân một hộ có 4,55 ha. Đây là một con số khá ấn tượng cho thấy người dân ở đây đã nhận thấy được giá trị kinh tế to lớn mà cây cao su mang lại, cho nên phần lớn diện tích đất đều được các hộ tiền hành trồng cao su.

Trong tổng số 227,7 ha trồng cao su của 50 hộ điều tra thì có 93,1 ha cao su đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và bình quân một hộ có 1,86 ha. Đây chủ yếu là những diện tích cao su được trồng theo dự án Đa dạng hóa nông nghiệp, và chương trình phát triển cây cao su tiểu điền của UBND huyện Bố Trạch. Diện tích cao su đang trong thời kỳ kinh doanh có 134,6 ha được trồng theo chương trình 327CT của Chính phủ với mục tiêu ban đầu là “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”. Sau một vài năm đi vào khai thác, nhận thấy được giá trị kinh tế của cây cao su mang lại cho nên dù vốn của chương trình 327CT đã kết thúc, nhưng UBND huyện Bố Trạch cũng như chính quyền địa phương đã tạo mọi điều kiện cho các hộ gia đình mạnh dạn vay vốn để trồng thêm những diện tích mới.

2.2.2.3. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

Vốn là yếu tố đầu vào quan trọng cho mọi quá trình sản xuất. Bất kỳ một hoạt động nông nghiệp nào cũng cần có vốn. Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, khả năng lưu chuyển vốn chậm. Do vậy, quá trình huy động và sử dụng vốn của các hộ gia đình trong suốt chu kỳ của cây có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình kinh doanh. Qua bảng 11 ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về quy mô vốn đầu tư của các hộ điều tra.

Hầu hết vốn đầu tư của các hộ gia đình điều tra đều huy động từ nguồn vốn tự có và từ nguốn vốn vay từ các chương trình, dự án đa dạng hóa nông nghiệp, vay từ các hội ( như hội phụ nữ, hội nông dân…), từ ngân hàng chính sách của huyện với mức lại suất ưu đãi tương đối thấp 0,65%/tháng, hay 0.9%/tháng. Tuy nhiên do nguồn vốn từ các chương trình, dự án, cũng như vốn của các tổ chức hội còn hạn hẹp, nên không phải hộ nông dân nào cũng có điều kiện vay đủ số vốn mình cần. Vì vậy, qua điều tra trong năm 2011, phần lớn các hộ vay vốn là những hộ tiến hành khai hoang trồng mới vườn cây, và những hộ chưa đi vào khai thác, còn nhưng hộ vườn cây đã đi vào kinh doanh, cho thu nhập thì hầu hết hộ sử dụng vốn tự có là chính.

Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư của các hộ gia đình năm 2011

ĐVT: Triệu đồng Địa điểm nghiên cứu Số hộ Vốn BQ/hộ Vốn BQ/ha/năm

Vốn vay Vốntự có

TTNT Việt Trung 50 16,8 37,5 11,92

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Qua điều tra cho thấy, vốn đầu tư bình quân của một hộ năm 2011 là 54,3 triệu đồng, đây là số vốn đảm bảo cho quá trình chăm sóc và khai thác vườn cây của hộ. Trong 54,3 triệu đồng vốn/hộ thì mức vốn tự có bình quân của mỗi hộ là 37,5 triệu đồng (chiếm 69,06% cơ cấu vốn), vốn vay 16,8 triệu đồng (chiếm 30,94%). Như vậy, Mức vốn vay còn quá thấp vì các hộ còn mang tâm lý ngại vay vốn, hơn nữa lượng vốn vay cũng như số hộ được xét vay không được nhiều. Tuy nhiên do diện tích cao su của các hộ không giống nhau cũng như độ tuổi của mỗi vườn cây là khác nhau. Vì vậy, chỉ tiêu vốn bình quân trên ha sẽ phản ánh có ý nghĩa hơn. Kết quả điều tra cho thấy, bình quân vốn đầu tư cho một ha cao su của các hộ điều tra trong năm 2011 là 11,92 triệu đồng, mức đầu tư này của các hộ gia đình còn quá thấp so với mức đầu tư theo định mức kinh tế - kỷ thuật đưa ra. Qua thực tế điều tra tôi nhận thấy rằng, các hộ gia đình phần lớn chỉ đầu tư từ nguồn vốn tự có, chỉ một số ít gia đình là vay vốn để đầu tư vào quá trình khai hoang, trồng mới do cần lượng vốn lớn mà tiềm lực gia đình không đủ để đáp ứng. Còn lại phần lớn các hộ gia đình họ ít qua tâm đến nguồn vốn từ các chương trình, chính sách của nhà nước với tâm lý sợ phải nợ. Đây cũng là một nhược điểm rất lớn của các hộ nông dân làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của hộ vì mức vốn đầu tư thấp cùng với cách thức sử dụng vốn không hiệu quả sẽ làm cho năng suất vườn cây không cao.

2.2.2.4.Tình hình lao động của các hộ điều tra.

Lao động là yếu tố hết sức quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh cao su của các hộ điều tra. Bảng 12 sẽ phản ánh cụ thể hơn tình hình lao động của các hộ điều tra.

Bảng 12: Tình hình lao động của các hộ điều tra

ĐVT: LĐ

TT Chỉ tiêu Số lượng BQ/hộ BQ/ha

1 Tổng số hộ 50 - -

2 Số nhân khẩu 244 4,88 -

3 Tổng số lao động 184 3,68 0,81

4 Lao động gia đình 136 2,72 0,60

5 Lao động thuê ngoài 48 0.96 0,21

- Tạm thời 37 0,74 0,16

- Thường xuyên 11 0,22 0,04

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011

Qua bảng số liệu ta thấy, hầu hết các hộ trồng cao su điều là những gia đình nông dân, 94% nghề nghiệp chính của họ là nông nghiệp, do đó phần lớn họ đều sử dụng lao động gia đình còn lao động thuê ngoài mang tính chất thời vụ chủ yếu vào thời kỳ trồng mới và khai thác cao su. Trong 50 hộ điều tra, tổng số nhân khẩu 244 người, trong đó tham gia lao động có 136 người (bình quân một hộ 2,72 người; bình quân một ha 0,6 người). Như vậy, hầu hết các hộ gia đình đều đã tận dụng được nguồn lao động cho hoạt động sản xuất của mình. Ngoài ra, họ còn tiến hành thuê lao động ngoài với số lượng rất khiêm tốn bình quân một hộ chỉ thuê 0,96 lao động ngoài và chủ yếu là lao động thời vụ (chiếm 77% tổng lao động thuê), bình quân một ha một hộ chỉ thuê 0,16 lao động thời vụ. Trên thực tế các hộ chỉ tiến hành thuê lao động theo ngày hoặc theo một số tháng có công việc nhiều. Hầu hết, trong 50 hộ điều tra đều có lao động là công nhân cạo mủ của công ty cao su Việt Trung đã nghỉ hưu, họ đã khá thành thạo trong việc cạo mủ cao su. Hơn nữa, phần lớn diện tích trồng cao su của các hộ gia đình không lớn nên chủ yếu vào vụ khai thác các hộ gia đình thường tự cạo mủ để tiết kiệm chi phí thuê nhân công ngày càng tăng. Một số gia đình có diện tích lớn, hoặc những gia đình công nhân viên chức, thiếu lao động hoặc họ không thể tự mình khai thác nên phải thuê lao động cạo mủ.

Với diện tích không lớn, yêu cầu lao động không nhiều, bình quân mỗi hộ sử dụng 3,68 lao động. Tuy nhiên, số lao động này bên cạnh việc chăm sóc cao su như bón phân,

làm cỏ, khai thác mủ… vẫn làm các công việc khác như buôn bán, đi xây, hay là công nhân khai thác mủ của nông trường.

Số lao động bình quân một ha là 0,6 người, điều này thể hiện trình độ kỷ thuật của lao động khá cao. Số lao động ở đây chủ yếu là lao động gia đình nên các hộ tận dụng được thời gian. Lao động thuê không đáng kể chỉ có 0,21 người/ha. Đây là những lao động có kỷ thuật cao về công việc cạo mủ do các hộ gia đình có diện tích lớn, hoặc những gia đình cán bộ, không có điều kiện khai thác mủ thuê theo từng tháng khai thác mủ. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cao su, lao động chiếm một vai trò hết sức quan trọng nếu các hộ tận dụng được lực lượng lao động gia đình thì sẽ giảm được chi phí thuê lao động đều này sẽ góp phần tăng giá trị sản xuất của vườn cây.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)