Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 30)

Là phương pháp nhằm nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nó yêu cầu các hiện tượng phải được nghiên cứu trong mối liên hệ bản chất chặt chẽ, tác động lẫn nhau một cách khoa học, khách quan và logic, không phải đặt trong trạng thái tĩnh mà là trong sự phát triển không ngừng và sự vận động của các sự vật, hiện tượng qua các thời kì khác nhau.

1.5.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn

- Chọn điểm điều tra: Tôi quyết định chọn địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung làm địa điểm điều tra

- Chọn mẫu điều tra: Trong năm 2011, trên địa bàn Thị trấn có 565 hộ trồng cao su, trong đó có những hộ trồng mới, những hộ đang trong thời kỳ KTCB, và cả những hộ trong thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tôi tiến hành điều tra 50 hộ trồng cao su tiểu điền tại Thị trấn theo phương pháp chọn ngẫu nhiên không lặp dựa vào danh sách các hộ trồng cao su của Thị trấn với khoảng cách 11,3 hộ điều tra 1 hộ.

1.5.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc thiết kế phiếu điều tra phỏng vấn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 50 hộ sản xuất cao su tiểu điền theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp, đồng thời kết hợp với quan sát hiện trạng để thu thập các thông tin cần thiết.

- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp như: các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, các báo cáo kế hoạch của huyện, Thị trấn được thu thập từ UBND Thị trấn Nông trường Việt Trung, phòng nông nghiệp Huyện Bố Trạch, số liệu từ niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình, và các lọai sách báo, mạng internet.

Ngoài ra, tôi còn tham khảo ý kiến chuyên môn của các cán bộ kỷ thuật của Công ty TNHH MTV Cao su Việt Trung, và các cán bộ quản lý ở cấp xã, các chủ hộ sản xuất điển hình, các chủ hộ có trình độ văn hóa cao, có nhiều kinh nghiệm.

1.5.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê kinh tế: Dựa vào các số liệu thống kê để phân tích, làm rỏ những vấn đề có tính quy luật, những nhận xét đánh giá đúng đắn. Phương pháp này giúp

cho việc tổng hợp và phân tích thống kê các tài liệu điều tra đồng thời hệ thống chỉ tiêu thống kê cho phép đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nghiên cứu.

- Phương pháp hạch toán kính tế: Dựa vào các số liệu thu thập được để tính toán các khoản chi phí, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp…..Đồng thời, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đó nhằm định hướng sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào để sản xuất kinh doanh có lãi.

- Phương pháp phân tích đầu tư: Dựa vào các số liệu đã tính toán được để tiếp tục tính toán, phân tích các chỉ tiêu dài hạn như NPV, IRR, B/C

- Phương pháp hàm sản xuất: Phương pháp này được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ tính trên 1 ha cao su của các hộ trồng cao su tiểu điền. Trong đề tài này, tôi đã sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:

Y = A. x1α1. x2α2. x3α3.x4 α4.eβ1D1

Hay: LnY = lnA + α1lnx1 + α2lnx2 + α3lnx3 + α4lnx4 + β1D1

Trong đó: Y: là năng suất mủ thu được trên một ha cao su (kg/ha) X1: Lượng phân bón cho một ha cao su (kg/ha)

X2: Diên tích vườn cây (ha) X3: Tuổi của vườn cây (năm) X4: Mật độ cây (cây/ha)

D1: Biến giả định (tập huấn) D1 = 1: Có tham gia tập huấn D1 = 0: Không tham gia tập huấn

A: là hằng số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su khai thác

α1: hệ số co giãn, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố Xi đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su.

β1: hệ số ảnh hưởng của biến giả định D1 đến năng suất mủ thu được trên một ha cao su.

Tôi chọn mô hình Cobb – Douglas để phân tích trong quá trình nghiên cứu ví các lý do sau

- Đây là dạng mô hình đơn giản, khi logarit 2 vế ta được mô hình hồi quy tuyến tính, nhờ vậy có thể đơn giản hơn trong quá trình tính toán.

- Mô hình này cho biết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ thu được trên một ha, và thể hiện độ co giãn của các yếu tố đầu vào (các hệ số)

- Việc sử dụng mô hình này ngày càng phổ biến và tạo thành cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)