3. Đất chưa sử dụng 244,77 2,
2.2.5. Khó khăn và thuận lợi của các hộ gia đình trồng cao su trên địa bàn nghiên cứu
nghiên cứu
* Thuận lợi
- Mô hình này nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong công tác cho vay vốn, chỉ đạo kỷ thuật, tập huấn kỷ thuật trồng, chăm sóc và khai thác. Đặc biệt, đối với những hộ trồng mới còn được hỗ trợ kinh phí khai hoang và tiền giống, giúp tạo điều kiện và tâm lý vững vàng cho các hộ gia đình.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình tương đối ổn định. Hầu hết, toàn bộ sản phẩm khai thác được đều được tiêu thụ tại chỗ thông qua hệ thống tư thương hoặc hệ thống thu mua của Công ty cao su Việt Trung. Không những thị trường đầu ra mà thị trường đầu vào cho cả quá trình sản xuất cũng khá thuận lợi vì vị trí địa lý của Thị trấn nằm gần trung tậm huyện cũng như trung tâm thành phố Đồng Hới, nên việc cung ứng vật tư hết sức thuận lợi, làm giảm đến mức tối thiểu chi phí vận chuyển cho các hộ gia đình. Thị trường đầu vào, phần lớn được cung ứng bởi hệ thống tư thương nên các hộ có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình.
- Trên địa bàn Thị trấn lực lượng lao động khá dồi dào, và có nhiều kinh nghiệm trong trồng và khai thác cao su. Phần lớn người lao động cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi và vận dụng sáng tạo vào sản xuất. Họ luôn có ý chí, quyết tâm vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là điều kiện thuận lợi và là cơ sở cho những sự phát triển sau này.
- Ngoài ra, một điều kiện thuận lợi không thể không nhắc đến đó là tiềm năng để phát triển cây công nghiệp dài ngày đặc biệt là tiềm năng về trồng cao su. Với tổng diện tích đất tự nhiên 8.604,22 ha trong đó diện tích cây cao su 3.409,02 ha vào năm
2010. Như vậy, tiềm năng để phát triển cao su trên đại bàn Thị trấn là rất lớn, do đó cần phải khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất gò đồi này trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
* Khó khăn
- Để sản xuất cao su thì vấn đề vốn đầu tư là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, mức vốn vay của các chương trình tương đối thấp, thời hạn vay lại ngắn (thường là 12 tháng), thủ tục phức tạp nên các hộ chưa mạnh dạn vay vốn. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn của một số hộ chưa thực sự hiệu quả.
- Vấn đề đất đai đối với người trồng cao su là rất quan trọng, các hộ gia đình đều muốn mở rộng sản xuất, tuy nhiên phần lớn diện tích đất còn trống trên địa bàn Thị trấn đều đã được Công ty cao su Việt Trung tiến hành trồng cao su, người dân chỉ còn có thể tận dụng được những diện tích đất còn trống còn lại, vì vậy phần lớn diện tích bị manh mún, không được tập trung.
- Do cây cao su có chu kỳ sinh trưởng và phát triển dài bên cạnh đó lao động của các hộ gia đình chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chứ chưa thực sự am hiểu kỷ thuật canh tác, nên các hộ thường không tiến hành khai thác mủ theo đúng kỷ thuật mà tiến hành cạo mủ theo nhu cầu của gia đình trong khi đó mức độ đầu tư của các hộ còn hạn chế. Vì vậy ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng mủ cao đồng thời làm giảm tuổi thọ của vườn cây.
- Sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của thời tiết và sản xuất kinh doanh cao su không phải là ngoại lệ. Hậu quả do bão, thời tiết mang lại là rất lớn, một trận bão có thể tàn phá cả một vườn cây cao su trong thời kỳ kinh doanh, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài, gió Lào có thể ảnh hưởng dến thời gian cạo mủ và năng suất mủ cao su.
- Giá cả vật tư, phân bón tăng nhanh và ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định đầu tư thâm canh, khai thác vườn cây của các hộ gia đình, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng cao su.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su trên thế giới lên xuống thất thường làm cho công tác xác định giá mủ nước phải thay đổi thường xuyên.
Trên đây là những thuận lợi và khó khăn mà tôi nhận thấy được từ các hô gia đình điều tra. Phát huy những tiềm năng thuận lợi và biết khắc phục những khó khăn trên, hy vọng rằng trong tương lai không xa mô hình kinh tế này sẽ góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, mang lại những bước khỏi sắc mới cho Thị trấn nông trường Việt Trung nói riêng cũng như địa bàn huyện Bố Trạch nói chung.