xuất thì yêu cầu cần phải có ý thức, kỷ thuật và có khả năng để có thể quản lý được hình thức sản xuất này. Về phía xã hội cần phải có những chính sách phù hợp với từng địa phương để có thể thưc hiện được tốt quy mô này.
1.4. Một số chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển mô hình cao su tiểu điền tiểu điền
Ngày 15/02/1992, Chủ tịch hộ đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng chính phủ) đã ra quyết định 327CT – quyết định nêu rỏ: “ Theo phương hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000, các cấp, các ngành động viên cao độ sức lực, trí tuệ của mọi thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau tham gia dự án để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước”. Xuất phát từ đó, các tỉnh có đất trống đồi núi trọc đã xây dựng các dự án để sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực đất đai của tỉnh mình.
Ngày 23/03/1996 UBND tỉnh Quảng Bình ra quyết định số 251/1996/QĐ-UB về việc giao chỉ tiêu trồng mới cao su cho dự án Sen Bàng – Bắc sông Dinh huyện Bố Trạch thuộc chương trình 327CT.
Với mực tiêu chiến lược tổng quan ngành cao su Việt Nam từ năm 1996 – 2005 và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển 700.000 ha cao su cả nước: “Ngành cao su có trách nhiệm trồng và sản xuất cao su nguyên liệu phục vụ xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm cao su ở trong nước”. (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt tổng quan ngành cao su Việt Nam từ năm 1996 – 2005 ngày 05/02/1996)
Ngày 25/04/1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp của Bộ NN & PTNT, nội dung bao gồm phát triển cao su tiểu điền trong đó, trồng mới 60.000 ha và phục hồi chăm sóc 17.600 ha cao su tiểu điền hiện có của tỉnh Đắc Lắc,
Gia Lai, Kom Tum, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.
Huyện Bố Trạch, xác định cây cao su là cây chủ lực vùng gò đồi thông qua khả năng thực tế phát triển cây cao su cũng như giá trị của nó, tại Đại Hội lần thứ XX của huyện Đảng bộ, UBND huyện Bố Trạch đã ra quyết định số 1396/2007/QĐ-UBND, ngày 05/06/2007, chủ trương mở rộng diện tích cao su ra các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, đảm bảo diện tích cao su đến năm 2015 có khoảng xấp xỉ 10.000 ha, trong đó cao su tiểu điền có xấp xỉ 4.000 ha.
Hiện nay chương trình hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền theo dự án Đa dạng hóa nông nghệp tạm dừng. Nhưng huyện có kế hoạch sẽ bố trí ngân sách hàng năm của huyện để hỗ trợ trồng cao su bằng mức hỗ trợ của tỉnh cho các hộ nông dân.
- Tổng kinh phí hỗ trợ cho chương trình là: 1.730 triệu đồng, trong đó:
+ Hỗ trợ 600.000 đồng/ 1 ha diện tích cao su trồng mới (hỗ trợ một phần tiền mua giống). Tổng kinh phí hỗ trợ trồng mới là 600 triệu đồng.
+ Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ 1 ha diện tích đất khai hoang. Tổng kinh phí hỗ trợ khai hoang là: 1.000 triệu đồng.
+ Hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỷ thuật: 90 triệu đồng + Công tác chỉ đạo: 40 triệu đồng