Nhóm nhân tố kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 27)

- Vốn là yếu tố đầu vào cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh doanh cây cao su cũng không thể loại trừ yếu tố quan trọng này. Đặc biệt, cây cao su là loại cây có chu kỳ sống khá dài từ 30 – 40 năm, vốn đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản rất lớn, số vòng quay của vốn chậm. Do vậy, việc huy động vốn và sủ dụng vốn một cách có hiệu quả là nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kinh doanh cao su. Trong khi đó, với mỗi gia đình nông dân sản xuất cao su theo mô hình tiểu điền thì khả năng về vốn rất hạn chế. Với những hộ gia đình có khả năng về vốn họ có khả năng mở rộng đầu tư, áp dụng tốt khâu kỷ thuật nên thu được nhiều sản phẩm và khai thác được lâu dài. Những hộ gia đình không có điều kiện thì thường thu được ít sản phẩm hơn. Do vậy, vốn là yếu tố trung tâm, đầu tiên của họ để quyết định quy mô, phương thức chăm sóc, khai thác.

- Lao động: Bất cứ một hình thức sản xuất kinh doanh nào cũng cần đến lao động. Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh, là tiền đề cơ sở để tạo ra mọi của cải xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp cũng vậy, lao động ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Cây cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, thường được trồng trên diện tích lớn nên yêu cầu rất nhiều về lao động ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cũng như thời kỳ kinh doanh. Hơn nữa, để có được năng suất cao thì vấn đề trồng và khai thác cây cao su yêu cầu về lao động phải am hiểu kỷ thuật cao, có kiến thức chuyên môn vững vàng.

- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phát triển tốt kéo theo sản xuất phát triển. Do đặc điểm của cây cao su đòi hỏi phải trồng tập trung, tính chuyên môn hóa cao và thường

được trồng trên những vùng gò đồi nên bố trí kết cấu hạ tầng như: điện, thủy lợi, giao thông, nhà máy chế biến phải phù hợp để sản xuất cao su mạng lại hiệu quả kinh tế cao. Do vậy, với cơ sở hạ tầng đảm bảo ở nơi sản xuất cây cao su đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi, giảm thiểu được rất nhiều rủi ro và ngược lại. Ở những địa phương không đảm bảo về vấn đề này thì nhìn chung vấn đề phồng chống thiên tai và tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

- Thị trường – giá cả:

Thị trường: Trong nền kinh tế phát triển, thị trường vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Xác định thị trường cho sản phẩm của mình có tác dụng quan trọng nhằm xác định đúng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của ngành..

Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề về giá cả các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định thành bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt hơn, cây cao su là cây công nghiệp lâu năm nên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn. Sản xuất cao su là quá trình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn với thị trường và giá cả cũng như chịu sự tác động của chúng.

- Tổ chức sản xuất: Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi ích đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.

Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang một ý nghĩa hết sức to lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, chi phí vận chuyển cao.

- Các chính sách kinh tế: Các chính sách kinh tế là những tác động vĩ mô của Nhà nước đối với sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển hay kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuất cao su nói riêng. Mỗi chính sách phù hợp với một thời kỳ nhất định, tương ứng với một điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Vì vậy, các chính sách kinh tế luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp. Đối với sản xuất cao su, cần phải sản xuất trên quy mô lớn, tập trung và yêu cầu về vốn

lớn nên cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với đặc điểm sản xuất của như: chính sách đất đai, tín dụng, thuế, tiêu thụ sản phẩm.

Tóm lại, ngoài các nhân tố tác động trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cao su như kỷ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và khai thác thì kết quả của mô

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)