Những rủi ro gặp phải trong sản xuất cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 80)

3. Đất chưa sử dụng 244,77 2,

2.2.6. Những rủi ro gặp phải trong sản xuất cao su tiểu điền của các hộ nông dân tại địa bàn nghiên cứu

nông dân tại địa bàn nghiên cứu

2.2.6.1. Rủi ro về mặt thị trường 2.2.6.1.1. Sơ đồ chuỗi cung giá trị.

Xác định chuỗi cung sản phẩm là một khâu quan trọng nhằm định hướng cho quá trình sản xuất. Các yếu tố đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ đầu ra sản phẩm thuận lợi thì sẽ tạo điều kiện để mở rộng sản xuất.

Các yếu tố đầu vào cho sản xuất cao su bao gồm giống, phân bón, dụng cụ khai thác… chúng chiếm tỷ lệ rất lớn trong cơ cấu chi phí sản xuất. Vì vậy, bất kỳ sự tăng lên hay giảm xuống của các yếu tố đầu vào đều ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và thu nhập của các hộ nhận khoán. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các hộ trồng cao su tại Thị trấn đều mua các yếu tố đầu vào tại các đại lý, hay mua tại công ty TNHH MTV cao su Việt Trung. Về giống, thì phần lớn là các hộ đặt mua giống tại công ty, hay đăng ký mua tại UBND Thị trấn, sau đó các đơn vị này sẽ đi lấy giống tại các trại giống có uy tính, đảm bảo chất lượng, thường thì giống được mua ở các công ty giống cao su ở miền Nam sau đó về phân phối cho bà con. Giá giống thường ổn định, theo giá hợp đồng mà các hộ đã đăng ký trước đó. Phân bón, các hộ gia đình thường mua tại các đại lý trên địa bàn, do đó, giá cả phân bón thường được bán theo giá thị trường tại địa phương, giá cả thay đổi theo giá thị trường. Các yếu tố đầu vào khác, như dụng cụ khai thác mủ thì phần lớn các hộ gia đình đều mua của công ty. Như vậy, ta nhận thấy rằng, nguồn cung các yếu tố đầu vào cho qua trình sản xuất cao su tương đối ổn định, ít khi xãy ra rủi ro.

Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nhìn chung qua điều tra các hộ đều cho biết sản phẩm của họ làm ra đều được thu mua hết. Hiện nay trên địa bàn thị trấn, ngoài

các điểm thu mua mua của công ty TNHH MTV cao su Việt Trung, thì đã có rất nhiều điểm thu mua mủ của tư nhân. Các điểm thu mua mủ tư nhân cũng thường mua theo mức giá mua của công ty. Mủ người dân sau khi khai thác về sẽ được đem đến ngay các trạm thu mua, sau đó mủ sẽ được lấy mẫu đem đi đốt để kiểm tra hàm lượng của mủ, khối lượng, thu thập thực tế mà người dân nhận được tùy theo hàm lượng của mủ, giá mủ tại các điểm thu mua phụ thuộc vào mức giá mà công ty đưa ra và tình hình giá cao su trên thị trường. Như vậy ta thấy rằng, khâu tiêu thụ ở đây rất ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều người thu mua, nên người dân thường bán mủ cho ai trả giá cao hơn, vì vậy có thể xãy ra hiện tượng các điểm thu mua “làm giá” với nhau, cùng mua một mức giá, có thể thấp hơn giá thị trường. Vì vậy, rủi ro, thiệt hại là người nông dân phải gánh chịu

Sơ đồ3: Chuỗi cung sản phẩm cao su

Hiện nay trên địa bàn, đã có nhà máy chế biến mủ của công ty cao su Việt trung, mủ được chế biến thành sản phẩm mủ tấm, hay mủ gốm. Sau đó sẽ được công ty đem đi tiêu thụ. Hệ thống tiêu thụ chính của công ty là xuất khẩu, mà chủ yếu là

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)