Định hướng phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn Nông trường Việt Trung

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 85)

Các điểm thu mua mủ ( của tư thương hoặc của công ty)

3.1. Định hướng phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn thị trấn Nông trường Việt Trung

Nông trường Việt Trung

Định hướng cho hoạt động sản xuất cây cao su theo mô hình cao su tiểu điền trong thời gian tới cần xuất phát từ một số căn cứ sau:

- Căn cứ vào tiềm năng, lợi thế của Thị trấn trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển mô hình cao su tiểu điền. so với các xã khác trong huyện, toàn Thị trấn có 3.609,36 ha diện tích cây lâu năm, trong đó diện tích cây cao su 3.409,02 ha vào năm 2010. Như vậy, diện tích đất trong cây lâu năm của thị trấn phần lớn đã được trồng cao su, bên cạnh đó thị trấn còn 244,77 ha đất chưa sử dụng. Đây sẽ là lợi thế rất lớn nếu chính quyền thị trấn có phương pháp khai hoang, cải tạo tốt thì có thể quy hoạch đem vào sử dụng để tiến hành trồng cây cao su.

- Lực lượng lao động hiện nay của Thị trấn khá dồi dào, có hơn 4.340 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là một yếu tố rất thuận lợi cho sản xuất cây lâu năm đặc biệt là cây cao su vì yêu cầu sản xuất cao su đòi hỏi phải có lực lượng lao động dồi dào, ổn định. Một lợi thế nữa là lao đọng của địa phương có truyền thống cần cù, siêng học hỏi, một số còn có trình đội cao trong khai thác, chăm sóc cao su.

- Quyết định số: 251/1996/QĐ-UB ngày 23/06/1996 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trồng mới cây cao su năm 1996 cho dự án Sen Bàng – Bắc sông Dinh huyện Bố Trạch thuộc chương trình 327CT.

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 – 2015 đã nêu rõ: “Tập trung phát triển một số cây trồng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và xuất khẩu như cây cao su – là kinh tế mũi nhọn của tỉnh”.

Như vậy, trên đây là những căn cứ mang tính chất pháp lý cũng như những căn cứ về tình hình cụ thể của địa phương qua quá trình nghiên cứu, để làm cơ sở cho những đề xuất định hướng sau:

- Khai thác tối đa tiềm năng đất đai, phát triển trồng cây công nghiệp đặc biệt là cây cao su, tăng cường sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Tập trung phát triển kinh tế vùng gò đồi, trong đó có địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung, vì đây là vùng kinh tế tiềm năng của huyện.

- Khuyến khích người dân trồng mới thêm diện tích cao su để đảm bảo kề hoạch đề ra.

Như vậy, định hướng chính sách trong thời gian tới cho toàn Thị trấn là mở rộng diện tích cao su, tận dụng các thế mạnh hiện có. Đồng thời các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển cây cao su thành cây kinh tế mũi nhọn của vùng.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế của mô hình cao su tiểu điền tại Thị trấn Nông Trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)