Các điểm thu mua mủ ( của tư thương hoặc của công ty)
3.2.1. Giải pháp về vốn
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày vì vậy để sản xuất kinh doanh cao su yêu cầu đầu tiên là phải có đủ nguồn vốn để trang trải cho giai đoạn kiến thiết cơ bản cũng như thời kỳ kinh doanh của cây cao su. Qua quá trình điều tra tôi nhận thấy thực tế về huy động và sử dụng vốn của các hộ như sau:
- Trước đây, các hộ tiến hành trồng cao su theo chương trình 327CT của Chính phủ, và Dự án Đa dạng hóa nông nghiệp về cách thức vay vốn và trả nợ hàng năm khá rỏ ràng. Tuy đến nay chương trình này đã kết thúc nhưng ủy ban nhân huyện bố Trạch cũng đã quyết định trích một phần ngân sách của huyện để tiếp tục dự án đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn hai trên toàn huyện. Tuy nhiên, số tiền mà hộ được vay là không đáng kể nếu chỉ dựa vào số tiền vay từ dự án thì các hộ khó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Do đó, họ phải tìm đến các ngân hàng. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn rườm rà, gây không ít khó khăn cho cá hộ gia đình. Do đó các hộ dùng vốn tự có , vay mượn bạn bè và người thân là chủ yếu.
- Việc vay vốn đã khó, việc sử dụng vốn hiệu quả càng khó hơn. Qua điều tra chún tôi cho thấy, nhiều hộ gia đình nhận được vốn vay về nhưng không đầu tư hết cho hoạt động sản xuất mà còn dùng sử dụng vào mục đích khác. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng vườn cây.
Do đó, về vấn đề vốn tôi đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:
- Chính quyền cấp xã, huyện cần giảm bớt các thủ tục hành chính, tạo lập cơ chế một cửa để giúp người dân giảm bớt các chi phí không cần thiết trong việc làm thủ tục vay vốn.
- Chính quyền các cấp cần cung cấp thông tin về các nguồn vốn hỗ trợ của các chương trình, dự án đến từng hộ gia đình trồng cao su để từ đó họ có thể chủ động trong hoạt động vay vốn cũng như trong sản xuất.
- Các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện hành lang pháp lý thuận lợi trong việc vay vốn để các họ có thể phát huy hết khả năng kinh doanh của mình.
- Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, thời kỳ KTCB kéo dài 7 – 8 năm, đòi hảo vốn đầu tư lớn. do đó, cần tạo điều kiện cho các hộ vay vốn với thời gian dài và với mức lãi suất phù hợp.
Trên đây là những giải pháp nhằm đảm bảo cho người dân tiến hành vay vốn thuận lợi. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là tâm lý của những người trồng cao su nên giải pháp đặt ra từ ngay chính những người trồng cao su như sau:
- Tạo lòng tin cho họ về hiệu quả của mô hình cao su tiểu điền, giúp họ yêu tâm để tiến hành đâu tư sản xuất, xóa bỏ tâm lý đi vay không có tiền trả của đa số các hộ gia đình.
- Giúp họ sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư sản xuất. Hạn chế tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích.
- Tạo dựng cho họ cách thức làm ăn độc lập, mạnh dạn vay các nguồn vốn khác để đầu tư vào vườn cao su đúng với định mức kinh tế kỷ thuật.
Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất thực sự chưa đảm bảo tốt để thực hiện các khâu của quá trình canh tác cây cao su. Mức vốn thấp, dẫn đến mức đầu tư thấp đã làm giảm chất lượng vườn cây cao su. Vì vậy, tăng kết quả sản xuất từ các vườn cây cao su của các hộ gia đình cần phải tìm mọi biện pháp để huy động vốn của nhà nước, các chương trình dự án, các nguồn vốn khác nhằm đảm bảo mức đầu tư để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
3.2.2.Giải pháp về đất đai
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và với các hộ gia đình trồng cao su tiểu điền nói riêng. Vì vậy, việc sử dụng đất đai phải đảm bảo ba nguyên tắc: sử dụng đầy đủ và hợp lý, sử dụng có hiệu quả kinh tế cao, và sử dụng một cách bền vững.
Thị trấn Nông trường Việt Trung với lợi thế của mình là vùng đất gò đồi với thổ nhưỡng chính là đất đỏ bazan, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm như cao su, hồ tiêu… Vì vậy, để sử dụng đất đai có hiệu quả thì chính quyền địa phương cũng như các hộ nông dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Lảnh đạo chính quyền địa phương cần có quy hoạch cụ thể, và có kế hoạch bố trí sử dụng đất hợp lý. Hơn nữa đất đai ở đây rất phù hợp với việc phát triển cây cao su, do đó cần phải tạo điều kiện cho các hộ gia đình trồng cao su mở rộng thêm diện tích nhằm phát huy hết thế mạnh của vùng, vận dụng quỹ đất chưa sử dụng có tính chất thổ nhưỡng thích hợp với đặc tính sinh trưởng của cây cao su từ đó góp phần tăng nhanh diện tích trồng cây cao su trên địa bàn Thị trấn cũng như toàn huyện.
- Đất đai dù phì nhiêu màu mở đến đâu thì cũng có giới hạn của nó, nếu chúng ta chỉ biết khai thác mà không chăm sóc bồi dưỡng cho đất thì độ phì nhiêu đó sẽ mất dần đi trong quá trình sử dụng. chính vì vậy, cần phải thay đổi tập quán canh tác, tăng cường đầu tư thâm canh, có chế độ bón phân hợp lý, không bón những loại phân làm hư hại đến đất. Cần kết hợp giữa khai thác và đầu tư cải tạo đất.
3.2.3.Giải pháp về lao động
Để tiến hành trồng cao su yêu cầu về lao động phải tương đối nhiều và ổn định lâu dài. Qua thực tế các hộ điều tra thì số lượng lao động chưa nhiều chủ yếu là lao động gia đình. Do đó, kiến thức về kỷ thuật canh tác cao su qua các giai đoạn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính.
Mặc dù lao động trong các hộ gia đình đều có nhiều kinh nghiệm về trồng, chăm sóc, và khai thác cao su. Tuy nhiên, bình quân mỗi hộ chỉ có một lao động là được đào tạo bài bản, và thực sự có kỷ thuật trong khai thác, chăm sóc.
Như vậy, ta nhận thấy một thực tế tại địa phương là lực lượng lao động ở đây khá dồi dào, song số lượng lao động đã qua đào tạo thì còn rất hạn chế. Do đó, để phát huy lợi thế của lực lượng lao động tai địa phương cần có các giải pháp cụ thể sau:
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỷ thuật trồng và khai thác cao su cho các hộ nông dân. Và tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia một cách tốt nhất.
- Phải đào tạo kỷ thuật để người nông dân áp dụng được vào thực tế. Tạo cho họ thói quen là phải làm đúng quy trình kỷ thuật để tránh việc chỉ vì những lợi ích trước mắt mà không chú ý đến lợi ích lâu dài của vườn cây.
- Điều quan trọng là các hộ gia đình cần phải có ý thức nắm bắt kỷ thuật canh tác cao su để góp phần năng cao năng suất cũng như thu nhập cho gia đình mình, vì thế họ phải tích cực tham gia các lớp tập huấn do chính quyền tổ chức.
- Qua điều tra cho thấy, năng suất lao động của một số hộ gia đình là chưa cao điều này ảnh hưởng rất lớn thu nhập của các hộ. chính vì thế, các hộ gia đình trồng cao su cần phải có ý thức làm việc đúng lịch thời vụ, đúng thời gian quy định để đảm bảo cho vườn cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng mủ được đảm bảo.
3.2.4.Giải pháp về các yếu tố đầu vào
Qua điều tra cho thấy, khó khăn mà hầu hết các hộ gia đình gặp phải trong vấn đề yếu tố đầu vào là phân bón. Giá cả phân bón ngày một tăng cao qua từng năm, theo như các hộ gia đình thì giá cả phân bón và các yếu tố đầu vào khác năm nay so với năm trước đều tăng cao, đặc biệt là phân bón. Chính điều này đã ảnh hưởng đến những quyết định đầu tư của các hộ gia đình, do giá cả tăng cao không đủ vốn vì vậy các hộ gia đình thường giảm lượng phân bón cho cây, không đảm bảo đúng như định mức kỷ thuật. Chính điều này đã làm giảm năng suất mủ cũng như sức tăng trưởng của cây.
Ngoài phân vô cơ, thì phân hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên qua điều tra thực tế tại địa phương cho thấy, tuy các hộ giảm lượng phân bón vô cơ do giá cả ngày càng tăng cao nhưng việc sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây còn rất hạn chế. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải khuyến khích các hộ gia đình sử dụng thêm phân hữu cơ, tận dụng phân rác để cung cấp nguồn hữu cơ cho đất. Đồng thời chính quyền xã cũng phải có các chính sách phù hợp để giúp đảm bảo giá cả các yếu tố đầu vào cho người dân.
Trên đây là nhưng biện pháp cụ thể dựa trên những khó khăn, thiếu sót của các hộ gia đình, qua quá trình điều tra tại địa phương tôi thiết nghĩ cần phải thực hiện để có kết quả tốt hơn. Tuy các vấn đề thị trương, cơ sở hạ tầng ở địa phương tương đối ổn định nhưng cũng cần lưu ý các vấn đế sau:
- Thị trường: Hầu hết các hộ gia đình đều không thấy gặp khó khăn gì khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên tôi nhận thấy khâu thị trường vẫn còn tồn taij một số hạn chế như thông tin thị trường đối với người dân là vấn đề ít được quan tâm. Vì vậy, chính quyền Thị trấn cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân, tránh tình trạng ngườu dân bị các trung gian thu mua ép giá.
- Cơ sở hạ tầng: những năm gần đây cơ sở hạ tầng của Thị trấn đã được chú trọng đầu tư, tuy nhiên mới chỉ giả quyết được phần nào về hệ thống giáo dục, y tế, giao thông trong địa bàn dân sinh. Địa điểm trồng cao su của các hộ gia đình phần lớn đều nằm rất xa so với vùng dân cư, hệ thống giao thông đi lại còn rất khó khăn nhất là về mưa. Hệ thống đập, kênh mương được đầu tư còn rất hạn chế. Vì vậy, chính qyền Thị trấn cần phải có kế hoạch xây dựng một hệ thống giao thông thuận tiện đi lại từ nơi dân sinh đến những vườn cao su để giúp cho những hộ gia đình giảm bớt những khó khăn trong khâu vận chuyển nguyên liệu cũng như sản phẩm. ngoài ra cũng cần đầu tư hơn nữa cho hệ thống thủy lợi giúp hạn chế những thiệt hại do bão và lũ lụt. Vì cây cao su rất dễ gãy và rể của cây rất cạn.
Tóm lại, các giải pháp chủ yếu để phát triển mô hình cao su tiểu điền trên địa bàn Thị trấn Nông trường Việt Trung xuất phát từ những vướng mắc mà tôi tìm hiểu được qua quá trình điều tra. Tuy nhiên, để áp dụng những biện pháp trên cần phải có quá trình nghiên cứu cụ thể của các cấp, các ngành có liên quan để tùy vào hoàn cảnh cụ thể mà áp dụng, nhằm đạt được kết quả tốt hơn trong sản xuất.