1.3.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên
Mỗi ngành sản xuất đếu có những đối tượng để tác động. Do vậy, đối với người sản xuất phải hiểu được bản chất của đối tượng sản xuất của mình để từ đó có những kế hoạch, phương hướng sản xuất phù hợp hơn. Ngành nông nghiệp cũng như vậy, do đối tượng sản xuất của ngành là cây trồng – vật nuôi, đều là những cơ thể sống, do đó nhân tố tự nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của chúng ta đặc biệt đối với ngành trồng trọt.
Từ những đặc điểm thực vật học của cây cao su mà nó yêu cầu về điều kiện sinh thái nhất định. Để trồng cao su có năng suất và hiệu quả kinh tế cao cần phải chú ý đến nhóm nhân tố tự nhiên sau:
- Điều kiện địa hình: Cây cao su có khả năng sinh trưởng tốt ở địa hình không cao so với mực nước biển, thường địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 50 là tốt nhất nhưng phải tránh tình trạng ngập úng. Do vậy, cây cao su được phân bố chủ yếu ở trên đất vùng gò đồi và vùng núi thấp, có địa hình chia cắt nhẹ, dốc thoải thoát nước tốt. Nếu địa hình quá cao so với mực nước biển thì cây càng chậm lớn và năng suất càng thấp.
- Điều kiện về đất đai: Cây cao su có thể phát triển trên các loại đất khác nhau, ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt nhưng đối với mỗi loại đất sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất, tuổi thọ cũng như lượng sản phẩm mủ cao su. Nhìn chung, cây cao su thích hợp với nhóm đất đỏ Bazan và đất phù sa cổ. Do vậy, việc lựa chọn các vùng đất thích hợp cho cây cao su là một vấn đề cơ bản cần được đặt ra.
- Điều kiện thời tiết – khí hậu: Do nguồn gốc của cây cao su ở vùng nhiệt đới cho nên chế độ nhiệt, chế độ mưa, chế độ gió bão đều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cao su. Cây cao su cần nhiệt độ từ 250 – 300, nếu nhiệt độ quá thấp dưới 100 hoặc quá cao trên 400 cây có thể chịu đựng trong một thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị nguy hại như lá cây bị rụng, héo, chồi ngọn ngưng tăng trưởng, thân cây cao su thời kì kiến thiết cơ bản bị nứt nẻ, xì mủ…
Lượng mưa tối thiểu phải đạt trên 1500mm/năm và phân bố đều trong năm. Nếu lượng mưa quá nhiều sẽ làm cho cây dễ bị bệnh thối rể, ảnh hưởng đến việc cạo mủ nhưng nếu lượng mưa quá ít sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, cây khô cằn. Về độ ẩm không khí thích hợp cho cây cao su phát triển tốt là 80 – 85% nếu trên hoặc dưới mức này đều ảnh hưởng không tốt đến cây cao su, độ ẩm không khí còn thể hiện tương quan thuận với dòng chảy mủ khi khai thác.
Tốc độ gió cũng có ảnh hưởng đến vườn cây cao su. Gió nhẹ từ 1 – 2m/s có lợi cho cây cao su vì nó giúp cho vườn cây thông thoáng hơn, hạn chế bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa. Trồng cao su ở các nơi có gió lạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm gãy cành, thân gỗ cao su dòn, dễ gãy và làm tróc
gốc, đổ cây nhất là ở những vùng đất cạn rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được làm giảm mật độ vườn cây và giảm năng suất mủ.
Ngoài ra, giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ quang hợp của cây, đồng thời ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ của cây. Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và cho sản lượng mủ cao. Giờ chiếu sáng tốt cho cây cao su bình quân là 1800 – 2000h/năm. Sương mù nhiều gây nên một miền tiểu khí hậu ẩm ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnh phát triển và tấn công cây cao su chẳng hạn như bệnh nấm trắng.