Phương pháp định tính

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Phương pháp SWOT

Mô hình Swot được sử dụng để đánh giá rủi ro của khách hàng (chủ đầu tư) theo việc phân tích các mặt điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat).

Strength Weakness

Opputunity Threat

Mô hình SWOT đánh giá trên các phương diện sau:

- Môi trường kinh doanh: Môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Ngân hàng cần đánh giá được rủi ro về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là gì, doanh nghiệp đã làm gì để giảm rủi ro và ngân hàng có thể kiểm soát được rủi ro đó hay không.

- Ngành nghề kinh doanh: Với nội dung này ngân hàng xem xét khách hàng đang kinh doanh ngành nghề gì? Hiện nay ngành nghề đó có được nhà nước khuyến khích không, sản phẩm dịch vụ của khách hàng có hợp xu thế tiêu dùng của người dân không; tình hình các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó có gì thách thức…

- Khả năng sinh lời/dòng tiền của doanh nghiệp: Trong chỉ tiêu này cần đối chiếu khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với định mức trung bình trong ngành nghề đó để xem hoạt động của khách hàng có tốt không.

- Thiết bị, máy móc sản xuất: Máy móc thiết bị thể hiện trình độ công nghệ của doanh nghiệp. Qua đây ngân hàng có thể biết được thế mạnh công nghệ của khách hàng, điều này rất quan trọng cho dự án sắp tới.

- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Nếu khách hàng có quy mô hoạt động rộng có nghĩa là khách hàng có uy tín, có hình ảnh, có thế mạnh thu hút người tiêu dùng, có mạng lưới phân phối rộng thì có nhiều cơ hội nắm bắt thị trường. Đây chính là thế mạnh của doanh nghiệp.

- Vấn đề quản lý điều hành, ban lãnh đạo của doanh nghiệp: Hiện tại doanh nghiệp có hệ thống tổ chức quản lý, ban lãnh đạo thế nào, nếu có hệ thống rõ ràng và hiệu quả sẽ phát huy tác dụng trong quản lý sản xuất kinh doanh thể hiện ở kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,… Đây là cơ sở tốt cho việc thực hiện dự án sắp tới.

Đặc biệt phân tích SWOT được áp dụng khi phân tích hoạt động và triển vọng khách hàng trên các khía cạnh thị trường, sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối.

Nếu doanh nghiệp có thị phần lớn, bên mua trung thành với hình ảnh uy tín của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có triển vọng về thị trường. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp đó luôn chiếm ưu thế, và có những đặc tính nổi bật so với các sản phẩm cùng loại thì sản phẩm sẽ đứng vững trên thị trường. Hay hệ thống kênh phân phối và phương thức tiêu thụ của doanh nghiệp rộng rãi thuận lợi cho người tiêu dùng thì đó là điểm mạnh và tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động bán hàng …

Tiến hành phân tích này đồng nghĩa với việc chỉ ra những gì cần thiết để làm và đặt các vấn đề vào tầm ngắm. Điểm mạnh và điểm yếu thường là xuất phát từ nội tại trong tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Cơ hội và nguy cơ thường liên quan tới các nhân tố từ bên ngoài. Vì thế có thể coi SWOT là một công cụ quan trọng do có tầm quan sát lớn đối với một tổ chức.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w