Như đã trình bày ở trên, quy trình đánh giá rủi ro của Ngân hàng cần được cụ thể hóa hơn nữa đặc biệt trong từng lĩnh vực chuyên ngành đặc trưng như công nghiệp nặng, công nghiệp chế biến… để tạo điều kiện cho cán bộ đánh giá rủi ro thuận lợi trong công tác, tránh tình trạng đánh giá chung chung dẫn đến thiếu sót, không nhận diện được hết các rủi ro.
Để đảm bảo chất lượng và thời gian thẩm định, đánh giá ngân hàng cần phải đảm chất lượng thông tin ngay từ khâu đầu tiên tiếp nhận dự án từ phía khách hàng đồng thời tập trung hoàn thiện báo cáo đề xuất tín dụng trong khoảng thời gian ngắn nhất với phương châm cùng khách hàng hợp tác.
Ngân hàng cần phải tiến hành đánh giá chi tiết chặt chẽ tuy nhiên cũng cần rút ngắn thời gian có thể phê duyệt dự án của các cấp có thẩm quyền để đáp ứng kịp thời như cầu của khách hàng, không làm bỏ lỡ cơ hội đầu tư.
Để xây dựng hoàn thiện một quy trình rủi ro chặt chẽ và toàn diện ngân hàng cần tuân thủ và phân loại rủi ro để đánh giá một cách khoa học trong từng nội dung, từng giai đoạn.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổng hợp các rủi ro của dự án đầu tư Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án Rủi ro về cơ chế, chính sách Rủi ro tổng hợp của dự án vay vốn
Thẩm định về thị trường sản phẩm
Rủi ro về thu nhập, thị trường
Thẩm định khả năng cung
ứng nguyên vật liệu Rủi ro về cung cấp
Thẩm định các điều kiện
kinh tế vĩ mô Rủi ro về vĩ mô
Thẩm định về kỹ thuật công nghệ Rủi ro về kỹ thuật, vận hành Thẩm định về tổ chức quản lý, thực hiện dự án
Rủi ro về xây dựng, thi công
Thẩm định về tài chính dự án
Rủi ro về khả năng trả nợ của dự án