Phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Phương pháp định lượng có ưu điểm so với phương pháp định tính là có thể cụ thể hóa rủi ro thành các số đo để từ đó xác định được mức độ cũng như cường độ rủi ro của dự án. Phương pháp đang được sư dụng ở ngân hàng Bưu điện Liên Việt là phương pháp phân tích độ nhạy.

Phương pháp phân tích độ nhạy thường dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư trong những trường hợp bất lợi. Đây là một phương pháp hiện đại được áp dụng trong thẩm định và đánh giá rủi ro của dự án đầu tư. Phương pháp này thường được áp dụng đối với các dự án lớn, phức tạp hoặc các dự án có hiệu quả tài chính cao hơn mức bình thường nhưng có nhiều yếu tố thay đổi do khách quan.

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ… khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó có thay đổi. Cán bộ thẩm định thường thay đổi các yếu tố: tổng chi phí đầu tư tăng, sản lượng đạt thấp, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm hoặc các chính sách của Nhà nước thay đổi... Phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố này đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính

Phân tích độ nhạy của dự án khiến cho cán bộ thẩm định thấy được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng nhằm giảm thiểu rủi ro.

Mặt khác, phân tích độ nhạy cịn giúp cán bộ thẩm định dự án chọn được những dự án có độ an tồn cao cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Chính vì thế, phân tích độ nhạy là một trong các phương pháp được sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư cũng như quản trị rủi ro dự án.

Theo phương pháp phân tích độ nhạy, trước hết cán bộ thẩm định cần xác định những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá tiêu thụ sản phẩm giảm, các chính sách thuế thay đổi theo chiều hướng bất lợi… Đánh giá tác động của các yếu tố đó lên hiệu quả tài chính của dự án

Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an tồn cao, mức độ rủi ro thấp. Trong trường hợp ngược lại, cán bộ thẩm định dự án cần phải xem xét khả năng xảy ra các tình huống xấu đó nhằm đề xuất các biện pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế những rủi ro này

Theo phương pháp này, các cán bộ thẩm định sẽ dựa trên các số liệu được cung cấp trong hồ sơ xin vay vốn và tiến hành cho các nhân tố thay đổi, trên cơ sở các thay đổi đó, chi nhánh sẽ tiến hành phân tích lại các chỉ tiêu tài chính và xác định biên an tồn cũng như độ vững chắc của dự án.

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Xác định các biến dữ kiện đầu vào

- Bước 2: Liên kết các dữ liệu trong các bảng tính có liên quan đến mỗi biến theo một địa chỉ duy nhất( bước này thực hiện song song trong q trình tính hiệu quả tài chính của dự án)

- Bước 3: Xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, khả năng trả nợ (thông thường các chỉ tiêu ROI, NPV, IRR, Thv), cần khảo sát sự ảnh hưởng khi các biến thay đổi.

Thẩm định rủi ro về phương diện tài chính thực chất là thẩm định lại về chi phí sản xuất kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án, từ đó đánh giá tính hiệu quả của dự án đầu tư.

Việc xem xét chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm của dự án trước hết căn cứ vào giá thành sản phẩm. Cán bộ thẩm định cần đi sâu kiểm tra tính đầy đủ của các yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm. Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá … có hợp lý khơng?

Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dự kiến. Lưu ý cần tính tốn lại một cách đầy đủ các nguồn thu như: Doanh thu từ sản phẩm chính, sản phẩm phụ, các nguồn thu khác.

Trên cơ sở các số liệu tài chính về chi phí cũng như doanh thu dự tính, Cán bộ thẩm định lập và xem xét bảng thông số và các bản tính trung gian (bảng tính doanh thu, bảng tính chi phí và bảng tính khấu hao) để thuận tiện cho việc theo dõi và phân tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt. Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w