Chuyển dịch các thuật ngữ kinh tế đặc trƣng trong văn kiện Đảng.

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 63)

Đảng.

Hệ thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đảng là tấm gương phản ánh rõ nét nhất đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và hình thái kinh tế của Việt Nam. Sự thật là, hình thái kinh tế của Việt Nam là một hình thái kinh tế độc đáo nhất trên thế giới, tiếp thu đầy đủ các tinh hoa và thành tựu của các mô hình kinh tế thế giới nhưng vẫn mang màu sắc XHCN- được Đảng và Nhà nước định hướng và điều tiết do đó cũng có những khái niệm, thuật ngữ kinh tế mà chỉ riêng nước ta có, ví dụ: kinh tế thị trường định hướng XHCN, kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

Bản thân những thuật ngữ kinh tế này không hề tồn tại trong tư duy kinh tế của nước Anh nên hiển nhiên là cũng không tồn tại trong từ điển kinh tế tiếng Anh. Trước tiên chúng tôi xin trình bày cách hiểu về hai thuật ngữ kinh tế này

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một hệ thống kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam sáng tạo và chủ trương triển khai tại nước ta từ thập niên 1990. Đảng ta giải thích rằng đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng đã ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW.

Kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước là tên gọi một nền kinh tế thị trường có sự tác động và điều chỉnh của Nhà nước XHCN Việt Nam bằng các chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô để duy trì một nền kinh tế ổn định, phát triển theo định hướng XHCN.

Với các khái niệm về hai thuật ngữ trên những nhà chuyên môn, những nhà kinh tế học và những dịch giả trong quá trình trao đổi chuyên môn và học thuật đã tạo ra các thuật ngữ tiếng Anh tương đương cho khái niệm tiếng Việt này là: Socialist- oriented market economy (kinh tế thị trường định hướng XHCN) và State-regulated market economy

(kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước).

Nhìn chung, xét về nội hàm ý nghĩa thì chúng tôi thấy sự chuyển dịch là tương đối thành công, các nét nghĩa của các từ cấu thành đơn vị thuật ngữ được chuyển dịch khá đầy đủ..

Nhưng bên cạnh đó chúng tôi cho rằng thuật ngữ “State- regulated market economy” chưa chuyển tải được chính xác thuật ngữ

“kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước” vì nét nghĩa “có sự điều tiết” được dịch ra là “ regulated” là chưa chính xác vì những lí do sau:

- “...có sự điều tiết” ở đây có nghĩa là tồn tại vai trò điều tiết của nhà nước nhưng thực tế nhà nước thƣờng không can thiệp, tác động vào nền kinh tế mà chỉ thực hiện vai trò đó khi thực sự cần thiết.

- Trong khi đó “regulated” là một tính từ được thành lập bởi phân từ 2 trong tiếng Anh, nó mang bản chất là thuộc tính cố hữu, mang tính bị động. Bởi vậy dịch là “regulated” sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm rằng nền kinh tế thị trường của Việt Nam luôn luôn chịu sự điều tiết (tác

động, can thiệp) của Nhà nước

Ngoài ra xét trên phương diện văn tự thì hai thuật ngữ này quá dài (10 thành tố và 11 thành tố), thiếu tính cô đọng súc tích nên gây nhiều trở ngại trong việc sử dụng. Hơn nữa, mỗi đơn vị thuật ngữ lại bao gồm nhiều đơn vị thuật ngữ nhỏ hơn; bởi vậy dù được chuyển dịch tương đối chính xác và đầy đủ về hình thức nhưng vẫn khiến người đọc khó hiểu. Chính vì thế, bên cạnh việc chuyển dịch thì việc chú thích thêm cho thuật ngữ là điều không thể tránh khỏi.

Trong văn kiện Đảng cũng có một thuật ngữ xuất hiện nhiều lần là hợp tác xã. Đây cũng là một khái niệm, một thuật ngữ kinh tế có từ lâu của nước ta, mang đậm bản sắc của nền kinh tế XHCN. Mặc dù tên gọi vẫn được giữ nguyên nhưng qua thời gian mô hình, cơ chế hoạt động của hợp tác xã đã liên tục được sửa đổi cho phù hợp với xu hướng và hình thái kinh tế XHCN mới. Chúng tôi xin trình bày khái niệm về thuật ngữ này như sau:

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Luật này quy định về hợp tác xã. Điều 1. Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật

Khảo sát cách chuyển dịch thuật ngữ này sang tiếng Anh, chúng tôi thấy hầu hết chuyển dịch theo thủ pháp thay thế toàn bộ là

cooperative, trực dịch và thay thế toàn bộ (chỉ dịch ý chứ không dịch nghĩa) là cooperative, cooperative association hay cooperative enterprise và thủ pháp thuần trực dịch là cooperative society.

Chúng tôi thừa nhận rằng tất cả các thủ pháp dịch cũng như tất cả phương án chuyển dịch trên đều rất chính xác theo một khía cạnh nào đó.

Hiện nay phương án chuyển dịch là cooperative được sử dụng chính thức như là thuật ngữ tiếng Anh tương đương của từ hợp tác xã. Nhưng bên cạnh đó chúng tôi cũng muốn phân tích thêm một số phương án chuyển dịch khác là cooperative association, cooperative enterprise

cooperative society cũng được sử dụng trong một số văn bản ngoài văn kiện và đồng thời đưa ra một số nhận xét chủ quan.

Trước tiên thuật ngữ “hợp tác xã” là một danh ngữ, khi chuyển dịch sang tiếng Anh (cooperative) nó lại mang hình thức cấu trúc của một tính từ, đây là sựkhông tương đương thứ nhất.

Thứ hai, trong nguồn từ điển [2, tr 196] thì từ cooperative mang nghĩa chính (nét nghĩa 1) là tính từ “ hợp tác” , nghĩa hợp tác xã là nghĩa phái sinh của từ này. Hơn thế nữa chính trong phần giải nghĩa nghĩa phái sinh của từ cooperative thì nó cũng chú thích luôn rằng

cooperative có nghĩa là cooperative associationcooperative enterprise và nghĩa là hợp tác xã. Cũng trong nguồn từ điển [4, tr 350] trong phần giải nghĩa của từ cooperative cũng khẳng định hợp tác xã là nghĩa phái sinh của tính từ này. Bên cạnh đó cũng đưa ra một ví dụ và dịch như sau: “ The cooperative movement started in 19th century:

cooperative societies set up shops to sell low-priced goods to poor people- Phong trào hợp tác xã (ở Anh) bắt đầu vào thế kỉ thứ 19: hợp tác xã lập ra các cửa hàng với giá hạ bán cho người nghèo”. Trong câu này thì từ cooperative chỉmang nghĩa là hợp tác xã (tính từ), còn khi thể hiện từ hợp tác xã là danh từ thì người ta dùng từ cooperative society. Điều này chứng tỏ rằng chính từ cooperative society mới thực sự mang nghĩa là hợp tác xã và người ta đã dùng từ này lâu đời rồi. Bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng phương án chuyển dịch từ “hợp tác xã” sang tiếng Anh là

cooperative tuy có ưu điểm là ngắn gọn, súc tích, dễ sử dụng nhưng một thuật ngữ định danh có vai trò nổi bật như vậy trong tiếng Việt mà khi dịch sang tiếng Anh thì chỉ mang nghĩa phái sinh của một tính từ thì rất không thỏa đáng.

Về các phương án chuyển dịch còn lại, chúng tôi xin đưa ra phân tích chủ quan như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuật ngữ hợp tác xã gồm hai thành tố là hợp tác +

Về phương án dịch từ “hợp tác” chúng tôi thấy rằng không có lựa chọn nào chính xác hơn khi dùng thủ pháp trực dịch để dịch từ “hợp tác”“cooperative”

Về các phương án chuyển dịch nghĩa “xã” sang tiếng Anh:

Chúng tôi nhận thấy ở đây có sự tham gia của hai thủ pháp chuyển dịch là trực dịch và thay thế toàn bộ.

Dùng thủ pháp thay thế toàn bộ cho ta hai kết quả chuyển dịch từ “xã” sang tiếng Anh là association (có nghĩa là hội, liên hiệp, đoàn thể, công ty) và enterprise (có nghĩa là tổ chức kinh doanh, hãng, xí nghiệp). Khi đối chiếu với định nghĩa về hợp tác xã ta thấy cả hai phương án chuyển dịch này đều rất chính xác, tuy dùng thủ pháp thay thế toàn bộ nhưng lại thể hiện được đầy đủ định nghĩa của thuật ngữ này là “tổ chức kinh tế...”“... một loại hình doanh nghiệp”

Dùng thủ pháp trực dịch cho ta kết quả chuyển dịch từ “xã” sang tiếng Anh là society (có nghĩa là xã hội).

Khi nghiên cứu về nguồn gốc lịch sử ra đời của từ hợp tác xã ở nước ta, chúng tôi nhận thấy rằng từ “xã” quả thực mang nghĩa là “xã hội”, bởi vì hợp tác xã khi đó là một tổ chức kinh tế- xã hội có luật, quy định, điều lệ như một xã hội XHCN thu nhỏ, đó là nơi mà các xã viên lao động tập thể, sở hữu tập thể và cùng nhau phân phối sản phẩm lao động một cách công bằng, nó là mô hình kinh tế tiêu biểu và đặc trưng cho những năm đầu xây dựng nền kinh tế XHCN của nước ta.

Về mô hình tổ chức, trước đây hợp tác xã là một tổ chức kinh tế- xã hội, còn bây giờ nó là một tổ chức kinh tế. Cơ chế hoạt động của hợp tác xã trước đây cũng không giống như bây giờ, trước đây nó thể hiện đầy đủ những bất cập, khuyết điểm của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp còn giờ đây nó là một tổ chức kinh tế của một nền kinh tế thị trường mới năng động và hiệu quả. Cho nên nếu xét về tiêu chí đảm bảo chuyển tải nghĩa nội dung thì phương án chuyển dịch cooperative association cooperative enterprise là đạt tiêu chuẩn, nhưng nếu xét về tiêu chí định danh thì phương án chuyển dịch cooperative society là chính xác hơn.

Tuy mỗi một phương án chuyển dịch đều có một giá trị nhất định nhưng theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, thủ pháp thuần trực dịch với phương án dịch là cooperative society mang nhiều giá trị hơn.

Thứ nhất, tuy nó có thể gây ra một chút khó hiểu khi trao đổi học thuật nhưng nó lại đáp ứng được tiêu chí định danh chính xác thuật ngữ.

Thứ hai, khi nghiên cứu kinh tế thông qua thuật ngữ thì đây là một thuật ngữ có giá trị lịch sử, nó phản ánh rõ nét và sinh động đặc trưng của hình thái kinh tế nước ta qua từng thời kì nên việc định danh để giữ được giá trị nguồn gốc lịch sử là vô cùng quan trọng.

Thứ ba, việc chuyển dịch để giữ nguyên tên gọi sẽ thể hiện đúng tinh thần và chủ trương của Đảng là trân trọng lịch sử, nhanh nhạy trong việc học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và thế giới nhưng vẫn kiên quyết giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc cho phù hợp với xu thế của thời đại.

Dẫn chứng rõ ràng cho điều này là hiện nay từ mô hình hợp tác xã, Đảng đã cải tiến, phát huy để có mô hình liên minh hợp tác xã

(cooperative alliance)hợp tác xã kiểu mới (neo- cooperative). Và theo như quan điểm đã trình bày trên thì chúng tôi cũng đề xuất phương án dịch liên minh hợp tác xãalliance of cooperative societieshợp tác xã kiểu mớineo- cooperative society

Trong những năm gần đây, nổi lên một sự công nhận rộng rãi về vai trò ngày càng tăng của tri thức trong các quy trình sản xuất và sự chuyển biến của các nền kinh tế công nghiệp thành nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức. Ngay từ những ngày đầu tiên khi khái niệm “kinh tế tri thức” ra đời, Đảng ta đã kịp thời nắm bắt, nghiên cứu và tiếp nhận thuật ngữ này. Đã và đang có rất nhiều bài báo trình bày những quan điểm, những phân tích cũng như các báo cáo khoa học đánh giá toàn diện về khái niệm này của những chuyên gia kinh tế hàng đầu trong và ngoài

nước được đăng trên các cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng và Nhà nước như báo Nhân Dân, báo Lao động, Tạp chí cộng sản...

Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do OPCD(Tổ chức hoạch định và phát triển cộng đồng)nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống".

Khái niệm kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức

(KBE - Knowledge - Based Economy) ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD 1996).

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế” (APEC 2000)

Ngân hàng Thế giới (WB, 2000) đánh giá "Đối với các nền kinh tế tiên phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức sống - hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức". Sau đó, năm 2003 chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra một khái niệm

rộng hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát triển KT-XH. Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những nhu cầu riêng biệt". Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công nghệ thông tin thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống".

Khảo sát trong văn kiện Đại hội Đảng IX chúng tôi thấy có tới 6 lần thuật ngữ này xuất hiện, trong văn kiện Đại hội Đảng X nó được xuất hiện tới 9 lần. Đây là tần số xuất hiện không ít cho một thuật ngữ kinh tế trong một văn bản chính luận- chính trị có tính bao quát và định hướng cao nhất của nước ta. Điều này chứng tỏ sự nhạy bén, sự quan tâm và tầm nhìn của Đảng đối với các xu thế phát triển của xã hội nói chung và của kinh tế nói riêng.

Về vấn đề chuyển dịch thuật ngữ “kinh tế tri thức” sang tiếng

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 63)