Sử dụng phiên âm thuật ngữ khi chuyển dịch

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 56)

Trong xu thế hòa nhập, giao lưu quốc tế và khu vực như hiện nay thì hàng ngày có biết bao nhiêu thuật ngữ vào tiếng Việt, trong khi tiếng Việt chưa có chuẩn bị để đón nhận chúng. Phiên âm là thủ pháp tiếp nhận đầu tiên thể hiện sự phản ứng rất tích cực của tiếng Việt đối với các lớp từ vựng mới. Phương pháp phiên âm rất hay được các nhà chuyên môn sử dụng vì nó nhanh chóng tạo ra một hệ thống tương đương trong tiếng Việt, đảm bảo được tính thời sự trong sử dụng thuật ngữ và mang tính quốc tế. Trong lĩnh vực kinh tế thì các thuật ngữ sau đây là các thuật ngữ tiêu biểu cho việc sử dụng thủ pháp phiên âm thuật ngữ.

Quota: Cô-ta (hạn ngạch)

PR : Pi- a (công việc giao tế, quan hệ quần chúng) Marketing: ma-két-tinh (làm thị trường)

Nhiều người cho rằng, nếu dịch như trên thì vẫn chưa phải là chuyển dịch mà chỉ là "chuyển từ" mà thôi. Những ý kiến trên không phải là không có lý, nhưng chúng tôi xin nói rằng thuật ngữ và các văn bản chuyên ngành không phải để cho mọi đối tượng mà chỉ cho một nhóm người đọc nhất định. Sự thật là ban đầu các thuật ngữ trên được chuyển dịch bằng phiên âm thuật ngữ vì chưa tìm được nghĩa tiếng Việt tương đương, nhưng thời gian sau đó mặc dù đã được chuyển dịch tương đương sang nghĩa tiếng Việt rồi nhưng rất nhiều người vẫn giữ nguyên cách dùng phiên âm thuật ngữ để gọi tên chúng. Lí do một phần do thói quen, một phần do trình độ tiếng Anh của các nhà chuyên môn giờ đây được nâng cao rất nhiều nên họ thấy rằng có một số bất tiện khi dùng nghĩa tiếng Việt. Ví dụ, nếu chúng ta không dùng “PR” ( pi-a) mà gọi là

công việc giao tế hay quan hệ quần chúng thì quá dài nên không được giới chuyên môn sử dụng. Cũng như vậy với từ marketing, có thể dịch ra tiếng Việt là “làm thị trường” nhưng nếu dùng thuật ngữ được chuyển

dịch ra tiếng Việt như vậy sẽ gây khó hiểu và chưa bao hàm hết nghĩa, bởi “làm thị trường” là bao gồm tất cả các công việc liên quan đến thị trường, cho nên thay bằng sử dụng thuật ngữ tiếng Việt, người ta dùng nguyên trạng thuật ngữ “marketing” của tiếng Anh. Vì vậy sau khi chuyển dịch thuật ngữ, bất kể thuật ngữ được chuyển dịch và gọi tên thế nào, chỉ cần được được giới chuyên môn hiểu, chấp nhận sử dụng thì đó chính là thành công trong việc chuyển dịch.

Theo kinh nghiệm, một số thuật ngữ kinh tế thường được chuyển dịch theo phương thức phiên âm và kèm theo một giải thích nội hàm thuật ngữ. Sau một thời gian sử dụng, khi các nhà chuyên môn đã quen với thuật ngữ mới và chấp nhận phiên âm thì chúng ta có thể bỏ phần giải thích đi.

Việc sử dụng phiên âm thuật ngữ càng ngày càng phổ biến trong các văn bản chuyên môn, văn bản khoa học nhưng rất hiêm khi gặp ở các văn bản khoa học chính luận. Bởi vậy khi khảo sát thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đảng chúng tôi hoàn toàn không thấy sự xuất hiện của các thuật ngữ được chuyển dịch theo kiểu này.

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)