Thay thế toàn bộ khi chuyển dịch (chỉ dịch ý chứ không dịch nghĩa của từ ngữ)

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 58)

nghĩa của từ ngữ)

Thường thì trong mọi lĩnh vực liên quan đến thuật ngữ, ngay cả đối với lĩnh vực kinh tế, là một trong những chuyên ngành lâu đời nhất, có hệ thống thuật ngữ tương đối hoàn thiện, được quan tâm và cập nhật khá thường xuyên bởi nhiều chuyên gia về kinh tế và dịch thuật cũng có khá nhiều thuật ngữ không thể trực dịch được. Đây là hiện tượng không

hề xa lạ bởi những thuật ngữ như vậy mang nét đặc trưng của hệ thống chuyên môn của quốc gia khác, của một nền văn hóa khác. Khi đó chúng ta phải dùng tới thủ pháp thay thế toàn bộ, tức là chỉ dịch ý chứ không dịch nghĩa của từ ngữ.

Ví dụ:

Tiếng Anh kinh tế có từ BOT method ( BOT là viết tắt của build- operate-transfer) có nghĩa là xây dựng-vận hành-chuyển giao nhưng khi dịch sang tiếng Việt, để tránh sự rườm rà chúng ta đã thay thế toàn bộ chỉ giữ lại ý tứ của từ là phương thứcchìa khóa trao tay

3.4.3.4 Trực dịch

Trực dịch là một thủ pháp chuyển dịch rất tiện lợi, phổ biến và nhiều ưu điểm trong quá trình dịch các văn bản chuyên ngành từ tiếng Anh sang tiếng Việt, hoặc từ tiếng Việt sang tiếng Anh, chỉ cần chúng ta biết lựa chọn các đặc trưng giống nhau trong thuật ngữ là các từ phái sinh hoặc các từ ghép. Bởi vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi nhận thấy rằng chủ yếu các thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đảng được chuyển dịch theo phương pháp này.

Ví dụ:

Doanh thu bình quân. Average revenue Khu công nghiệp industrial zone Kinh tế quốc dân national economy Chuyển giao công nghệ technology transfer Dịch vụ tài chính Fincancial Services Mậu dịch song phương Bilateral trade Thuế nông nghiệp. Agricultural livies Thị trường lao động. Labour market

Theo thủ pháp trực dịch thì chúng ta thường phải kết hợp với phương pháp biến đổi trật tự từ. Bởi trật tự các thành tố của từ ghép

trong tiếng Việt và tiếng Anh không giống nhau. Bên cạnh đó khi trực dịch chúng ta phải lưu tâm đến tính chính xác của thuật ngữ. Nhiều trường hợp chúng ta không thể lạm dụng phương pháp này. Trong các thuật ngữ là cụm từ, từ ghép chúng ta phải có những lựa chọn nhất định xem những từ ghép nào có thể dịch theo kiểu lắp ghép và từ nào thì không thể. Bởi vì, đôi khi trực dịch, thuật ngữ được chuyển dịch nghe có vẻ rất “ xuôi”, rất hợp lí nhưng thực tế lại không chính xác.

Ví dụ: tính từ “green” hiện nay đang được dùng rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong đó có cả lĩnh vực kinh tế, khi chuyển dịch hầu như người ta đều gán cho nó mang nghĩa: “môi trường” hoặc “xanh”. Ví dụ

Các từ sản phẩm xanh hay sản phẩm môi trường có thể dịch là

“green product”, thuế xanh hay thuế môi trường có thể dịch là “green tax”

Tương tự khi ta có các thuật ngữ như đầu tư xanh, cách mạng xanh, tu tưởng xanh, công nghệ xanh ta có thể trực dịch là: green investing, green revolution, green mind, green techonology....

Nhưng nếu trong trường hợp “green house”, chúng ta lại cứ theo đó mà dịch là “nhà xanh” hay “nhà môi trường” thì hoàn toàn không chính xác mặc dù tên gọi của thuật ngữ này thực sự liên quan đến môi trường. Thực tế thuật ngữ này được dịch là “nhà kính” cho dù từ “ kính” không hề được nêu trong trong thuật ngữ và người ta cũng phải kèm theo nhiều dòng giải nghĩa tương đối dài cho việc gọi tên thuật ngữ này như vậy.

Điều này chứng tỏ rằng nhiều khi chúng ta phải cân nhắc kĩ trong việc dịch lắp ghép, phải đặt ra vấn đề là lúc nào có thể dịch lắp ghép lúc nào không thể dịch lắp ghép, dịch thế đã đảm bảo tính chính xác hay chưa, đã đảm bảo được nội hàm khái niệm hay chưa.

Để minh chứng thêm cho điều này chúng tôi xin đưa ra cách thức một thuật ngữ kinh tế trong văn kiện Đảng được chuyển dịch sang tiếng Anh:

Vốn luân chuyển

Từ “vốn” được chuyển dịch sang tiếng Anh là “capital” thì quá rõ ràng rồi, ta không bàn thêm nữa.

Nhưng từ “luân chuyển” trong tổ hợp nghĩa “ vốn luân chuyển” thì dường như hơi khó khăn khi chuyển dịch

Tra từ “luân chuyển” trong từ điển Việt- Anh: ta có nghĩa tương đương là “ rotate”. Nhưng khi tra ngược lại từ điển Anh- Việt ta thấy bản chất nghĩa từ rotate“luân phiên, trao đổi phiên, xoay vòng”, nó không mang hàm nghĩa của từ luân chuyển trong thuật ngữ “ vốn luân chuyển” (vốn được dùng trong giao dịch, có tính linh động và sinh lãi, nó cũng không chỉ đơn thuần là vốn lưu hành (circulating capital) )

Nhưng thực tế trong khi chuyển dịch, giới dịch giả đã chọn dùng từ “floating” để thể hiện khái niệm “luân chuyển” ở đây. Kiểm tra nghĩa từ “floating” trong tiếng Anh thông dụng nó mang các nét nghĩa “nổi, trôi nổi, di động và mang tính thay đổi”, rất sát nghĩa với hàm nghĩa

“luân chuyển” trong khái niệm thuật ngữ “ vốn luân chuyển”. Vì vậy từ

“vốn luân chuyển” được dịch là “floating capital”

Hay từ chảy máu chất xám cũng là một từ không thể trực dịch được bởi vì nếu trực dịch thuật ngữ này thì nó sẽ là “Blooding of grey matter” hay “intelligence blooding”: blooding là sự chảy máu, grey matter là chất xám, intelligence là trí tuệ

Dịch như thế này chúng ta sẽ dẫn người đọc đến một khái niệm cực kì khó hiểu và điều đó cũng là bằng chứng cho thấy chúng ta không hiểu được chân nghĩa của thuật ngữ này. Thực tế thuật ngữ này có nghĩa là sự thất thoát về trí tuệ cho nên ta phải dịch là brain-drain

Một phần của tài liệu Khảo sát thuật ngữ kinh tế trong Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam và sự chuyển dịch tương ứng sang tiếng Anh (từ văn kiện Đại Hội IX - X (Trang 58)