Tương đương bộ phận được phân loại thành các tiểu loại: tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa, tương đương ngữ nghĩa- ngữ dụng, tương đương ngữ pháp- ngữ dụng hoặc tương đương thuần ngữ dụng. Trong các tiểu loại trên thì ta dễ thấy ngay là việc có được bản dịch tương đương về ngữ pháp- ngữ nghĩa, hay ngữ pháp- ngữ dụng là rất khó bởi hệ thống ngữ pháp của tiếng Anh và tiếng Việt không giống nhau. Chưa nói đến kết cấu ngữ pháp trong một câu mà chỉ xét ngay kết cấu ngữ pháp của một đơn vị thuật ngữ, tiếng Anh có trật tự các thành phần là phụ- chính, còn tiếng Việt là chính- phụ, tiếng Việt có cấu trúc ngữ pháp là động ngữ nhưng được chuyển dịch sang tiếng Anh lại có cấu trúc là danh ngữ hoặc ngược lại... Bởi vậy chúng tôi thấy rằng hệ thuật ngữ kinh tế tiếng Việt chủ yếu được chuyển dịch sang tiếng Anh theo hình thức tương đương ngữ nghĩa- ngữ dụng và tương đương thuần ngữ dụng, chủ yếu chú trọng đến nội hàm thuật ngữ, đến ý nghĩa thông báo và nội dung cốt lõi của thuật ngữ.
Ví dụ :
Chảy máu chất xám (1) Brain-drain
cơ sở hạ tầng (3) Infrastructure : + Xét theo nghĩa thành tố: thì Infrastructure bao gồm Infra (bên dưới) + structure (cấu trúc)
Rõ ràng khi nhìn vào các ví dụ trên ta thấy có sự không tương đương của thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Anh sau khi chuyển dịch trên nhiều bình diện:
- Xét ví dụ (3), trong khi thuật ngữ tiếng Việt (cơ sở hạ tầng) là một ngữ thì tiếng Anh lại là một từ phái sinh (infra-structure).
- Trong cả 3 ví dụ thì số lượng các hình vị của các đơn vị thuật ngữ không tương đương nhau.
- Trong ví dụ (1) khi thuật ngữ tiếng Việt (chảy máu chất xám) là ngữ động từ thì tiếng Anh lại là danh từ ghép (brain-drain) gồm 2 danh từ. - Trong ví dụ (2) thuật ngữ tiếng Việt (quy luật cung cầu) là một ngữ danh từ (không có yếu tố của và và) nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Anh là ngữ danh từ có các yếu tố “of ”- của và yếu tố “and”- và (Quy luật của cung và cầu)