mục tiêu đào tạo cho từng giai đoạn; xây dựng các chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng viên phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường.
Hàng năm tiến hành đánh giá và phân loại giảng viên, đặc biệt là năng lực chuyên môn, trách nhiệm và đạo đức, phẩm chất để làm cơ sở cho công tác đào tạo, đào tạo lại giảng viên và công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo.
- Xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ giảng viên cho từng năm, trước mắt cần xây dựng được chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên gồm các chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn sư phạm và vấn đề đạo đức nghề nghiệp.
- Lấy quy hoạch về chương trình đào tạo làm cơ sở định hướng cho công tác đào tạo bồi dưỡng giảng viên để đảm bảo cơ cấu giảng viên hợp lý; đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo.
- Đào tạo bồi dưỡng hướng vào chuyên môn hóa, phù hợp với chương trình đào tạo ngành văn thư, lưu trữ, hành chính văn phòng của từng trường và yêu cầu chuyên sâu trong hoạt động giáo dục.
- Lấy đào tạo làm chủ đạo, kết hợp với bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho công chức, viên chức một cách hợp lý.
- Gắn đào tạo trong nước với đào tạo ngoài nước hoặc học tập kinh nghiệm của các nước để đội ngũ giảng viên tiếp cận với kiến thức chuyên môn quốc tế, tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển chung của nhà trường phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế.
Ví dụ mục tiêu cụ thể công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương đến năm 2015 là: 100% giảng viên viên của nhà trường được đào tạo theo ngạch;13% giảng viên có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ tiến sỹ và NCS, 50% giảng viên có đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và trình độ thạc sĩ; 80% giảng viên được đào tạo ngoại ngữ, đào tạo tin học và 100% giảng viên bồi dưỡng cập nhật kiến thức được thực hiện thường xuyên hàng năm.
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức bổ trợ phù hợp với đặc điểm và yêu cầu chương trình đào tạo của từng trường.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo theo hướng: nâng cao kỹ năng sử dụng các thiết bị tin học, kỹ năng khai thác và quản trị mạng để khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ cho yêu cầu đào tạo của các cơ sở đào tạo, tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, giảng dạy và thực hành nghiệp
vụ. Các phương tiện giảng dạy hiện đại phải dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để thích ứng với yêu cầu phát triển giáo dục là lấy người học làm trung tâm. - Hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, tin học và ngoại ngữ cho giảng viên mới được tuyển dụng; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước; bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học; bồi dưỡng kỹ năng sư phạm; v.v... để giảng viên tiêu chuẩn theo chức danh giảng viên cao đẳng, giảng viên đại học.
Đổi mới nội dung, chương trình và phương thức tổ chức đào tạo. Chương trình đào tạo cần tăng thêm số tiết thực hành, thực tập; bổ sung các học phần tự chọn: Cắm hoa trang trí, kỹ thuật pha trà, học trang điểm, chụp ảnh, quay phim, xử lý hình ảnh, xử dụng mạng vi tính… Hoạt động giáo dục và đào tạo của các cơ sở đào tạo đòi hỏi đội ngũ giảng viên ngoài kiến thức chuyên môn sâu còn phải có hiểu biết cần thiết về nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan. Do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng là hết sức cần thiết, tuy nhiên để đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần có sự đổi mới toàn diện cả về nội dung, chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp tính chất và nhu cầu công việc. - Đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, ngoài hình thức đào tạo chính quy, hình thức vừa học vừa làm theo hướng:
+ Kết hợp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tập trung về lý luận chuyên ngành với đào tạo, bồi dưỡng thực tế thông qua hoạt động thực tiễn đối với các chức danh giảng viên.
+ Mở rộng hình thức đào tạo từ xa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, và cập nhật kiến thức thường xuyên đối với đội ngũ giảng viên.
+ Thực hiện hình thức đào tạo, bồi dưỡng tập trung, liên tục mang tính bắt buộc theo các chuyên ngành chuyên môn, kỹ năng sư phạm, ngoại ngữ... đối với đội ngũ giảng viên.
chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công việc; phát triển các hình thức đào tạo phối hợp giữa trường với nhau trong cùng chuyên ngành đào tạo để cùng học tập kinh nghiệm.
Hỗ trợ tài chính, chế độ cho người được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài có thể cân nhắc một số biện pháp nhằm sử dụng hiệu quả quỹ đào tạo và phát triển bằng cách tăng tỷ lệ phân bổ cho quỹ đào tạo và phát triển từ hiệu quả hoạt động của nhà trường; xác định rõ những đối tượng cần thiết, quan trọng phải được đào tạo, tránh đào tạo tràn lan theo phong trào, kém hiệu quả, xác định chính xác các mục tiêu quan trọng của đào tạo để từ đó tập trung nguồn lực thực hiện các mục tiêu này, tránh tình trạng phân tán nguồn lực.
Nhân lực chính là nhân tố chính tạo ra vốn và đề xuất những ý tưởng mới đồng thời đảm nhận vai trò chọn lựa và ứng dụng công nghệ tiên tiến, thực thi các chỉ tiêu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà trường. Trong nhiều trường hợp, vốn và công nghệ có thể huy động và thực hiện nhưng để xây dựng được một đội ngũ nhân lực tận tâm, nhiệt tình, có trình độ cao, có khả năng thích hợp và làm việc có hiệu quả thì phức tạp và tốn kém nhiều hơn. Vì thế, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Tập trung tăng cường và phát huy khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực qua tất cả các giai đoạn và chu kỳ sinh trưởng của nhà trường.
Ba là, đổi mới phân công, đánh giá và đãi ngộ đội ngũ giảng viên
Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý; xây dựng các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện công việc.Tạo môi trường làm việc tốt cho giảng viên. Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho giảng viên, tiến tới trả lương theo chất lượng công tác và sự đóng góp của mỗi giảng viên; cung cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và cơ hội để giảng viên học tập, nghiên cứu, tăng cường khả năng thích ứng với công việc được giao, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Nội dung giải pháp này tập trung giải quyết các vấn đề sau: