Nhóm giải pháp 3 Xây dựng các chương trình liên kết hợp tác trong đào tạo Trong điều kiện của các cơ sở đào tạo ngành văn thư, lưu trữ của Việt

Một phần của tài liệu Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 85)

- Xây dựng, trình Chính phủ, Bộ Nội vụ đề án tiền lương của nhà trường theo hướng ưu đãi đối với đội ngũ giảng viên, hệ số lương tăng thêm của giảng viên

3.3Nhóm giải pháp 3 Xây dựng các chương trình liên kết hợp tác trong đào tạo Trong điều kiện của các cơ sở đào tạo ngành văn thư, lưu trữ của Việt

Trong điều kiện của các cơ sở đào tạo ngành văn thư, lưu trữ của Việt Nam hiện nay, muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì hợp tác là một giải pháp cần thiết. Nâng cao chất lượng đào tạo là hướng tới đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ phải đạt trình độ chuẩn trong khu vực và quốc tế bao gồm: kiến thức chuyên môn, kiến thức thực tế, khả năng giao tiếp ngoại ngữ). Hợp tác sẽ tạo thêm khả năng, nguồn lực giúp các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục. Liên kết hợp tác trong đào tạo không chỉ trong việc giảng dạy giữa trường này với trường khác, tổ chức tuyển sinh chung, liên kết đào tạo và cấp bằng. Việt Nam đã chính thức ra nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) từ năm 2007, chúng ta đã bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới và do đó chúng ta đang rất cần nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ có chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo cạnh tranh thắng lợi và hội nhập

kinh tế thế giới. Để có nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ có chất lượng cao các cơ sở đào tạo phải xây dựng các chiến lược đón đầu, cụ thể như sau:

Một là, đối tượng có nhu cầu được đào tạo trở thành cán bộ văn thư, lưu trữ có trình độ cao đẳng, đại học đúng chuyên ngành bao gồm:

- Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Đối tượng này phải được tuyển chọn kỹ từ những thí sinh có kết quả thi cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy.

- Những cán bộ hiện đang làm công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức nhưng chưa được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn thường đăng ký theo học chương trình đào tạo phi chính quy. Hiện nay, đối tượng này chiếm số lượng tương đối lớn, họ có kinh nghiệm thực tế song chưa được đào tạo bài bản hoặc chuyên sâu. Đối với đội ngũ cán bộ này có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn nhưng thường gặp khó khăn trong việc bố trí thời gian theo học.

- Cán bộ làm công tác hành chính, văn phòng có nhu cầu học tập, bồi dưỡng ngắn hạn những kiến thức cơ bản mới về nghiệp vụ văn thư, lưu trữ, hành chính văn phòng đáp ứng yêu cầu hội nhập, cải cách hành chính và từng bước hiện đại hóa công tác văn phòng, văn thư, lưu trữ. Đối tượng này cũng có nhu cầu được trang bị những kiến thức về lý luận và thực tiễn công tác văn thư, lưu trữ nhưng là để bổ sung kiến thức mới, cập nhật nên hình thức đào tạo dài hạn không phù hợp.

Cơ quan, tổ chức cử cán bộ, công chức đi học cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trên cơ sở dự nguồn, kế cận và nhu cầu thực tiễn; Đồng thời, phải xác định nhiệm vụ rõ ràng cho từng vị trí công việc, trên cơ sở đó cử cán bộ, công chức tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức phù hợp với vị trí công tác đó.

Phân tích trên đây cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ khá phong phú và đa dạng. Nhưng để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thì chương trình, kế hoạch học tập phù hợp với từng đối tượng cụ thể để học viên có điều kiện tích lũy kiến thức; các môn học phải hướng tới sự mới mẻ, bổ ích, đội ngũ giảng viên là những người có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và khả

năng truyền đạt để tạo sức hấp dẫn người học, tránh tình trạng học hộ, học đối phó, học để hợp thức hóa bằng cấp.

Hai là, trong xu thế hiện nay, đào tạo đang có sự cạnh tranh, cạnh tranh giữa các ngành khác nhau, cạnh tranh trong cùng ngành đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và cạnh tranh giữa các ngành trong cùng cơ sở đào tạo.

Các ngành kinh tế đang chiếm ưu thế trong việc lựa chọn ngành học của nhiều người. Ngành văn thư, lưu trữ là một ngành xã hội và không phải là ngành có thu nhập cao so với các vị trí khác trong cơ quan, tổ chức. Do vậy, để thu hút được những người giỏi, các cơ sở đầu ngành về lĩnh vực văn thư, lưu trữ phải xây dựng chương trình đào tạo chất lượng cao, bên cạnh chương trình đào tạo chuẩn hiện hành, áp dụng các phương pháp dạy và học tiên tiến nhằm đạt được hiệu quả rèn luyện kỹ năng cao hơn. Chương trình này đòi hỏi người còn phải tham dự kỳ kiểm tra ngoại ngữ để đảm bảo đủ khả năng nghe giảng dạy bằng tiếng Anh trong suốt quá trình đào tạo. Những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở lên được ưu tiên xét chuyển tiếp cao học, nghiên cứu sinh, tuyển chọn làm cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các cơ sở đào tạo hoặc làm việc trong các cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên.

Ví dụ, trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, bậc cao đẳng nhóm ngành kinh tế có 04 chuyên ngành: Kế toán - Kiểm toán, Tài chính - Ngân Hàng, Quản trị Kinh Doanh và Quản trị văn phòng. Số lượng thí sinh đăng ký chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán thường đông hơn hẳn so với các chuyên ngành khác, số điểm chuẩn cũng cao hơn. Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Quản trị văn phòng số lượng thí sinh đăng ký và số điểm chuẩn hàng năm là tương đương nhau. Năm học 2011 – 2012 số thí sinh đăng ký ngành Quản trị văn phòng đông hơn ngành Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên nếu không có chiến lược quảng bá, giới thiệu về ngành học, môn học và cơ hội việc làm nhiều sinh viên sau một thời gian học tập sẽ có khuynh hướng xin chuyển sang ngành học khác hoặc sang trường khác.

Đối với liên kết đào tạo trong nước, liên kết với các cơ quan, tổ chức sử dụng lao động sẽ tạo ra thị trường lao động rộng lớn, làm cho công tác đào tạo có

cơ hội phát triển. Các cơ sở đào tạo chủ động liên hệ với các cơ quan, tổ chức để hợp tác mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo địa chỉ dưới nhiều hình thức. Hai bên có thể cùng tham gia công tác giảng dạy, một bên là lý luận khoa học chặt chẽ và một bên là các kiến thức thực tiễn. Người học vừa nắm vững lý luận vừa có kiến thức thực tế hơn nữa người học sau khi ra trường có được cơ hội việc làm đúng chuyên ngành và đáp ứng được yêu cầu của cơ quan, tổ chức. Sinh viên ngành văn thư, lưu trữ, quản trị văn phòng phải được làm quen với khái niệm “sáng giảng đường, chiều thực hành, thực tập” tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế…

Đối với liên kết với nước ngoài, học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên sẽ có cơ hội tiếp xúc với các phương pháp đào tạo mới, các chương trình đào tạo hiện đại. Liên kết sẽ mang lại những lợi ích to lớn trước mắt cũng như lâu dài. Việc liên kết đào tạo với các cơ quan, tổ chức thúc đẩy công tác đào tạo trong các nhà trường phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn. Đào tạo quốc tế là việc làm cần thiết để các cơ sở đào tạo có điều kiện học hỏi, tiếp thu các phương pháp đào tạo mới, các chương trình đào tạo hiện đại, từ đó tạo những thay đổi cho đào tạo trong nước.

Trong quá trình đào tạo, người học được nghe giảng bằng tiếng Anh, nhờ đó đạt trình độ ngoại ngữ cao, giúp người học có thể giao tiếp trong công việc, tự tìm kiếm, nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Anh; trang bị cho người học những kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm….. giảng viên luôn gợi mở vấn đề và hướng dẫn thực hành, nghiên cứu nhiều hơn cho người học.

Các giảng viên trong và ngoài nước có thể triển khai phương pháp dạy mới với sự hỗ trợ của các phương tiện học tập hiện đại, nâng cao năng lực chuyên môn, phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập, tác phong làm việc tập thể, làm việc khoa học.

Để thực hiện được việc liên kết đào tạo đạt hiệu quả, các cơ sở đào tạo cần tập trung giải quyết các vấn đề sau đây:

- Phải có chính sách đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý và giảng dạy. Đây là đội ngũ nòng cốt, đội ngũ này phải có bị kiến thức chuyên môn vững vàng và kiến thức ngoại ngữ cần thiết để có thể trao đổi, giao dịch và tham

giảng dạy các chuyên đề bằng ngoại ngữ. Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác giảng dạy của ngành văn thư, lưu trữ hiện nay trình độ ngoại ngữ rất hạn chế, đây là một trong những khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả trong liên kết đào tạo quốc tế.

- Tổ chức các buổi hội thảo trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm trong đào tạo, ký kết các bản thỏa thuận để sinh viên Việt Nam có nhiều cơ hội học tập trao đổi với sinh viên nước ngoài, tiếp cận kiến thức mới, hiện đại ở những nước mà công tác văn thư, lưu trữ đã đạt những bước phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều quốc gia như Pháp, Mỹ, Singapore hay Malaysia tài liệu lưu trữ đã được số hóa, cho phép công chúng được tiếp cận với các sưu tập tài liệu, người dân có thể làm việc tại phòng đọc hay tra cứu tài liệu lưu trữ ở bất cứ đâu. Việc tiếp cận thông tin tài liệu lưu trữ không chỉ nhanh chóng mà còn bảo vệ tài liệu gốc khỏi bị hủy hoại do tác động hóa lý trong quá trình sử dụng lâu dài và trình độ đội ngũ cán bộ lưu trữ sẽ nâng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. [22, tr.5]

- Xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo: Nguyên tắc các công trình kiến trúc đảm bảo công năng và đảm bảo phân khu chức năng hợp lý, tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng quỹ đất hiện có. “Trường Đại học phải có diện tích xây dựng trường không ít hơn 5ha, thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25m2/1sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 nam đầu sau khi thành lập, có cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường”[63, tr.6]

Trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập tối thiểu phải được đáp ứng: hê thống internet , trang thiết bi nghe nhìn hiện đại ở các phòng học, cung cấp cho sinh viên giáo trình/bài giảng của học phần, thư viện phải đáp ứng đầy đủ tài liệu tham khảo.

Ví dụ cơ sở vật chất của Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020:

Địa điểm và diện tích xây dựng phát triển gồm 02 cơ sở: Cơ sở 1 hiện nay 2 ha, với 30 phòng học, 9 phòng thực hành, 01 giảng đường trung tâm, ký túc xá, khu làm việc của giảng viên, sân vận động, phục vụ giảng dạy trên 9000 học sinh, sinh viên (năm học 2010-2011) tại đại lộ Lê Thanh Nghị, phường Hải Tân,

thành phố Hải Dương; Cơ sở 2 đang triển khai xây dựng tổng kinh phí 168 tỷ đồng tại xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương. Công trình được triển khai làm 02 giai đoạn, giai đoạn 1 từ 2010 – 2015, giai đoạn 2 triển khai từ 2015 – 2020. Diện tích 21 ha bao gồm diện tích xây dựng công trình giảng đường (3088 m2), diện tích sân bãi rèn luyện thể dục thể chất (8013 m2), diện tích cây xanh, cảnh quan (4980), diện tích giao thông nội bộ (2437 m2), diện tích giao thông hàng rào (2437 m2). Như vậy, dự báo cơ sở 2 sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo đa ngành, đa cấp chuyên sâu về kinh tế, kỹ thuật quy mô ổn định 10.000 đến 15.000 (quy mô đạt chuẩn của một trường đại học đào tạo ngành nghề kỹ thuật – công nghệ, kinh tế, luật, sư phạm và các lĩnh vực khác có gắn với kinh tế - kỹ thuật).[76, tr.2]

Hiện nay, một số trường đại học như ĐHQGHN, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Huế, Đại học Luật TPHCM ….. đã triển khai các dự án đào tạo quốc tế cho một số chuyên ngành kinh tế, xã hội theo mô hình, 2+2, 3+1, tức là 2 hoặc 3 năm đầu học ở Việt Nam, còn 2 hoặc 1 năm sau sẽ học tại nước khác theo thỏa thuận đã được kỹ kết giữ hai bên.

Từ năm 2007, Trường ĐHKHXHNV, ĐHQG đã kí thoả thuận với Học viện Kinh tế - Tài chính Quảng Tây (Trung Quốc) đào tạo một số ngành cho sinh viên Trung Quốc, trong đó có ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng theo mô hình 2+2, theo chương trình đào tạo của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Tăng cường liên kết đào tạo trong nước và Quốc tế để đáp ứng xu thế hội

Một phần của tài liệu Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 85)