Hình thức đào tạo

Một phần của tài liệu Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 62)

- Sáu là, đánh giá nguồn nhân lực văn thư,lưu trữ trong các cơ quan nhà nước và Tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương theo kết quả đánh giá mức

2.2.1Hình thức đào tạo

Hiện nay, Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng,Trường ĐHKHXHNV- ĐHQGHN đào tạo theo hệ thống tín chỉ, khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. ĐHNVHN và ĐHKTKTHD đào tạo theo hệ thống niên chế.

Bảng 2.8 Bảng so sánh hình thức đào tạo tín chỉ và hình thức đào tạo niên chế

Hình thức đào tạo

Tín chỉ Niên chế

Giống nhau

Mục tiêu: là đào tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng được sự phát triển của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mỗi cách tổ chức đào tạo đều có những ưu điểm và hạn chế

Khác nhau

- Đào tạo theo học kỳ.

- Chương trình đào tạo tính theo sự tích lũy kiến thức của sinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định thì được cấp

- Đào tạo theo năm học. - Chương trình đào tạo quy định đào tạo trong 3 năm. Sinh viên học hết thời gian quy định không bị lưu ban,

bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường thời gian có thể kéo dài từ 4-6 năm.

dừng tiến độ học tập thì được cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, được ra trường.

Tổ chức đào tạo

- Sinh viên tự đăng ký lịch học, sinh viên không đăng ký sẽ không có lịch học.

- Sinh viên nghiên cứu, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học để đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp

- Ưu điểm: sinh viên có quyền lựa chọn, các môn chính khóa của ngành và được đăng ký học số học phần tự chọn.

- Phòng Đào tạo chuẩn bị lịch học, lịch thi được .

- Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khi có sự biến động.

Ưu điểm: Kế hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi được xây dựng từ đầu năm học và ít có biến động.

Chương trình đào tạo

- Có tính liên thông cao, là đào tạo tiềm năng.

- Sinh viên có khả năng học liên thông các ngành trong cùng một lĩnh vực.

- Khối kiến thức giáo dục đại cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các khối kiến thức này được bố trí theo một tỷ lệ nhất định. - Sinh viên khó có khả năng học liên thông các ngành trong cùng một lĩnh vực.

- 1 tín chỉ tương đương với 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm. Mỗi học kỳ sinh viên phải tích lũy tương

đương 15 tín chỉ nên

- Tính theo đơn vị học phần, 15 tiết tương đương 1 đơn vị học trình.

Phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo đại học 4 năm tương đương 120 tín chỉ - Thời gian trên lớp giảm đi 1/3 thay vào đó là thời gian tự học tăng lên.

- Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực.

- Tự học là vấn đề quan trọng nhất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sinh viên phải tham dự đầy đủ các đơn vị học trình, không được nghỉ quá 20% số tiết giảng.

* Nhận xét:

Hiện nay, đào tạo tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy và học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và quản lý thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học...), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời hạn chế được tình trạng dạy và học theo lối truyền thống. Đây là một phương thức đào tạo đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng, hơn nữa tạo được hiệu quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo.

Tuy nhiên: Đào tạo tín chỉ đòi hỏi phải có những yêu cầu về vật chất và nguồn nhân lực. Như quy định về giờ tín chỉ, giờ học lý thuyết chỉ chiếm 1/3, còn lại là giờ thực hành, tự học của sinh viên. Bởi vậy nhà trường phải có hệ thống hỗ trợ sinh viên tự học như thư viện, phòng vi tính, phòng học và phòng tự học…Bên cạnh đó là phải có hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Theo đánh giá của chúng tôi, đội ngũ cán bộ của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng chưa đủ về số lượng để đáp yêu cầu đào tạo theo tín chỉ. Sinh viên chưa thực sự được chủ động về thời gian và lựa chọn môn học, người hướng dẫn... Hệ thống thư viện, giáo trình, phòng tự học chưa thể đáp ứng được nhu cầu cho sinh viên.

02 cơ sở mới được nâng cấp từ trường trung học chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, hệ thống giáo trình, bài giảng, cơ sở vật chất đều đang trong quá trình bổ sung, hoàn thiện. Tầm nhìn các Nhà trường về đào tạo ngành văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng trong thời gian tới sẽ:

Nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, trong đó tập trung nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giảng dạy. Tối ưu hóa chương trình đào tạo ngành quản trị văn phòng, thường xuyên rà soát chương trình đào tạo để bổ sung khối kiến thức thuộc kỹ năng mềm cho người học. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy, học quy mô, hiện đại theo tiêu chuẩn của trường đại học. Khi đáp ứng đủ các yếu tố cần thiết của một trường đại học thì hình thức đào tạo nào có hiệu quả hơn sẽ được các cơ sở đào tạo lựa chọn để mang lại những tiện ích cho người học.

Một phần của tài liệu Các giải pháp đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ cho các cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương (Trang 62)