- Sáu là, đánh giá nguồn nhân lực văn thư,lưu trữ trong các cơ quan nhà nước và Tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh ở Hải Dương theo kết quả đánh giá mức
11 Công tác văn thưở ủy ban nhân dân các cấp
2.2.4 Đội ngũ cán bộ giảng dạy
Do xu thế phát triển quy mô, hình thức đào tạo nhiều cơ sở đào tạo hiện nay công tác tuyển dụng nhân lực còn nhiều hạn chế và mang tính bị động. Phổ biến là tình trạng thiếu giảng viên. Một số cơ sở đào tạo, nhiều giảng viên đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu trong khi đội ngũ kế cận thường trẻ chưa có kinh nghiệm và kiến thức thực tế. Một số cơ sở mới nâng cấp nên cao đẳng, đại học hoặc mới mở chuyên ngành đào tạo văn thư, lưu trữ nhưng không phải thế mạnh của trường nên chưa có đội ngũ giảng viên cơ hữu hoặc giảng viên là sinh viên trẻ mới tốt nghiệp, nhiều trường phổ biến là mời giảng viên thỉnh giảng.
Quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ như hiện nay ở một số cơ sở đào tạo còn nhiều khó khăn và bất cập cụ thể như: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là một trong những cơ sở với hơn 40 năm đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng ở Việt Nam.Tiêu chuẩn Giảng viên phải là tiến sĩ chuyên ngành phù hợp với chuyên ngành giảng dạy; là thạc sĩ đối với những chuyên ngành, ngành đặc thù, điểm trung bình các môn học ở bậc đào tạo thạc sĩ từ 8.0 trở lên , tổng điểm các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở hoặc chuyên ngành và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (bài báo khoa học) đạt từ 8.5 trở lên, không có môn nào thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành dưới 7.0 điểm ở lần thứ nhất. Có ít nhất một bài báo phù hợp đã được công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học (có phản biện) cấp quốc gia, quốc tế. Luận văn tốt nghiệp đạt 9.5, tuổi không quá 33.
Tốt nghiệp đại học chính quan điểm trung bình chung toàn đạt 8.0 trở lên (sinh viên tốt nghiệp loại giỏi). Điểm trung bình chung các môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành (khối kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành, khối kiến thức nghiệp vụ, luận văn/điểm thi tốt) và điểm thưởng thành tích nghiên cứu khoa học (giải thưởng nghiên cứu sinh viên hoặc bài báo khoa học) đạt từ 9.0 trở lên, không có môn nào thuộc khối kiến thức chuyên môn của ngành phải thi lại. [58, tr.5]
Nhận thấy những bất cập, khó khăn công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng giảng viên theo quy định hiện hành, Giám đốc ĐHQGHN có công văn hướng dẫn, mở rộng tiêu chuẩn tuyển dụng đối với một số ngành, chuyên ngành, môn học đặc thù khó khăn. Tuy vậy, những quy định về tiêu chuẩn tuyển dụng giảng viên của ĐHQGHN còn khá cao so với mặt bằng chung của các cơ sở đào tạo khác. Do vậy trong hơn mười năm qua số giảng viên của Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng tăng lên là không đáng kể.
Ngược lại, nhiều trường tuyển dụng giảng viên chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn hoặc không đúng chuyên ngành giảng dạy như giảng viên tốt nghiệp chuyên ngành tâm lý, luật, quản trị kinh doanh tham gia giảng dạy các môn học: Nghiệp vụ văn thư, nghiệp vụ lưu trữ, nghiệp vụ thư ký văn phòng, quản trị hành chính văn phòng. Sự thiếu đồng bộ trong khâu tuyển dụng giảng viên giữa các trường ở trung ương và địa phương là một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng học sinh, sinh viên tăng lên nhưng chất lượng không tăng..
Việc xây dựng các tiêu chuẩn tuyển và quy trình tuyển dụng nguồn nhân lực giảng dạy nguyên tắc phải dựa vào nhu cầu phát triển của từng trường không chỉ trong giai đoạn trước mắt mà phải tính đến yêu cầu phát triển lâu dài, dựa trên cơ sở định hướng quy hoạch cán bộ, viên chức của trường.
* Tóm lại: Chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan, tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó đào tạo là một trong những yếu tố phải được nghiên cứu, nhìn nhận nghiêm túc. Công tác đào tạo nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ hiện nay đang đứng trước nhiều thời cơ và cả thách thức. Xã hội đã có sự nhìn nhận ngày càng tích cực đối với đội ngũ người làm công tác văn thư,lưu trữ;
nhu cầu về nhân lực làm công tác văn thư, lưu trữ ngày một tăng. Bên cạnh đó, phải kể đến những hạn chế đang tồn tại, trước hết là sự bất cập về khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quy trình đào tạo thiếu mềm dẻo, nhân lực được đào tạo còn yếu về kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Trường đào tạo tách biệt với viện nghiên cứu, công tác nghiên cứu trong các trường đại học chưa được chú ý và không đồng đều.
Tiểu kết chương 2:
Nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ trong các cơ quan, tổ chức hiện nay tồn tại nhiều bất cập. Nguồn nhân lực không chỉ thiếu về số lượng mà chất lượng cũng chưa cao so với tiềm năng của địa phương. Nhiều cán bộ chưa thực sự tâm huyết với nghề. Các quy định liên quan đến ngạch công chức, viên chức văn thư chưa đầy đủ và rõ ràng gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện cũng như đảm bảo sự công bằng đối với người làm công tác văn thư, lưu trữ.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực văn thư, lưu trữ nói riêng của các cơ sở đào tạo vẫn còn tồn tại những hạn chế đó là:
- Công tác quản lý của nhà nước đối với công tác đào tạo còn buông lỏng, công tác kiểm tra giám sát chưa tiến hành chặt chẽ, thưỡng xuyên, liên tục; chưa có phân công nhiệm vụ quản lý cho địa phương có trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp bộ và các cấp ở địa phương chưa thiếu đồng bộ nên khó kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm trong đào tạo.
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu một số trường đang thiếu và cơ bản chưa đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm, thực hành cần được quan tâm và bổ sung. Hệ thống thư viện chưa cung cấp đủ thông tin cho giảng viên và sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. Quy mô đào tạo nhiều trường vượt quá khả năng cho phép và năng lực đào tạo để đảm bảo chất lượng.
Chương 3