II. Chi phí hoạt động
2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 876 7.948 9
2.3.2.2. Nguyên nhân
Sở dĩ vẫn còn tồn tại các hạn chế trên là do không chỉ cú cỏc nguyên nhân xuất phát từ bên ngoài mà cũn cú cả các nguyên nhân nội tại trong Ngân hàng.
Nguyên nhân khách quan
Một trong những nguyên nhân khách quan quan trọng nhất ảnh hưởng tực tiếp đến chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp là ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp xin vay vốn. Với mục đích muốn được Ngân hàng cho vay vốn, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng thay đổi các báo cáo tài chính, các phương án sản xuất kinh doanh theo hướng có lợi cho mình khiến cho chất lượng của nguồn thông tin không còn chính xác, làm giảm chất lượng phân
tích của Ngân hàng. Ngoài ra, sau khi đã được cấp vốn, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng vốn không hiệu quả khác với mục đích đã cam kết dẫn đến mất khả năng trả nợ gốc và lãi vay cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó cũn có nguyên nhân xuất phát từ phía cơ quan quản lý Nhà nước. Việc các cơ quan quản lý Nhà nước chưa đưa ra được các thông tin chung về thị trường, những chỉ tiêu về mức trung bình ngành cũng gây khó khăn cho quá trình phân tích tài chính. Để tính toán được các chỉ số trung bình ngành đòi hỏi phải đủ có lượng thông tin cần thiết từ các doanh nghiệp trong ngành. Ngân hàng nếu muốn thực hiện phải bỏ ra chi phí không chỉ về tiền bạc mà cả thời gian để tính toán, do đó việc sử dụng các chỉ số trung bình ngành không được áp dụng nhiều trong quá trình phân tích của BIDV Hà nội.
Ngoài ra, các yếu tố về thị trường như sự bất ổn, rủi ro trong thị trường hoạt động của doanh nghiệp, sự cạnh tranh giữa bản thân các Ngân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình phân tích.
Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân chủ quan đóng vai trò là những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế còn tồn tại trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp ở BIDV Hà nội
Đầu tiên phải kể đến việc Chi nhánh đổi mới công tác quản trị điều hành, quản lý kinh doanh và mô hình hoạt động (theo quyết định số 2464/QĐ-TCCB1 ngày 11/05/2007 của Tổng giám đốc, Gớam đốc Ban pháp chế).Theo khuyến nghị của dự án TA2 do Ngân hàng thế giới World Bank tài trợ, Chi nhánh đã tiến hành chuyển đổi từ mô hình phõn tỏc theo chiều ngang sang mô hình tập trung theo chiều dọc (theo sản phẩm và khách hàng). Trước đây, tất cả các công việc liên quan đến việc cho vay của một khách hàng được thực hiện chỉ bởi một cán bộ tín dụng từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đến giải ngân; điều này buộc mỗi một cán bộ tín dụng phải ôm đồm một khối lượng công việc lớn, giảm tính chuyên môn cũng như chất lượng của công
việc. Khi áp dụng mô hình mới, các công đoạn của công việc đã được chia nhỏ ra và giao cho từng phòng ban quản lý và trực tiếp chịu trách nhiệm. Mô hình mới có tính chuyên môn hóa cao hơn, cho phép mỗi cán bộ chỉ cần tập trung vào đúng chuyên môn của mình, góp phần nâng cao hiệ quả hoạt động cũng như giảm thiểu được nhiều rủi ro của Chi nhánh. Tuy nhiên, do mới áp dụng từ cuối năm 2007 nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm quen với mô hình hoạt động mới. Do sự hoạt động tách biệt hẳn nhau nên giữa các phòng cú cỏc quyết định trái ngược nhau, ví dụ như giữa phòng Quan hệ khách hàng và phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro chỉ nghiên cứu, xác định nhu cầu vốn vay của khách hàng trên hồ sơ, trong khi đó phòng Quan hệ khách hàng được trực tiếp làm việc với khách hàng nên có được những thông tin về khách hàng mà những thông tin này không hề được phản ánh trong hồ sơ. Vì vậy nhiều hồ sơ vay vốn của khách hàng phòng Quản lý rủi ro không thông qua, trog khi đú phũng Quan hệ khách hàng lại nhận định rủi ro của khoản cho vay là cú thờ chấp nhận được. Việc cú cỏc quyết định khác nhau như thế này kéo dài thời gian phân tích của mỗi hồ sơ, làm ảnh hưởng không tốt đến cả khách hàng và hoạt động của Chi nhánh.
Nguyên nhân từ nguồn thông tin
Như đó nờu ở các phần trên, thông tin được sử dụng để phân tích khách hàng được tổng hợp từ nhiều nguồn, trong đó cú cỏc nguồn quan trọng là thông tin do khách hàng cung cấp và thông tin có được từ việc Ngân hàng tìm hiểu, lưu giữ. Đối với thông tin do khách hàng cung cấp, các cán bộ tín dụng chỉ có thể có được chủ yếu từ việc tiếp xúc ban đầu. Hơn nữa các thông tin này là các báo cáo tài chính , thông thường đối với các công ty lớn thỡ cú cỏc báo cáo tài chính đã được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có tên tuổi, tuy nhiên với các doanh nghiệp nhỏ thì có khi chỉ là các báo cáo tài chính do chính doanh nghiệp lập chưa qua kiểm toán.
mua lại thông tin từ cỏc hóng cung cấp thông tin thường tốn một chi phí lớn vì vậy tuy nguồn thông tin này có độ tin cậy cao nhưng Chi nhánh không sử dụng một cách thường xuyên, chỉ đối với các khách hàng cực kỳ quan trọng và việc cần thêm thông tin là cần thiết thì Chi nhánh mới sử dụng đến nguồn thông tin này. Các thông tin được lưu trữ thường chỉ là những thông tinh khái quát, hơn nữa những thông tin này đã mang tớnh chất quá khứ. Do sự biến động của thị trường nên đối với nhiều thông tin lưu trữ, các cán bộ tín dụng chỉ có thể xem xét mang tính chất tham khảo.
Nguyên nhân từ phương pháp phân tích
Tại Chi nhánh việc phân tích đa số chỉ dừng lại ở phương pháp tỷ số mà chưa kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp so sánh, phương pháp phân tích Dupont. Mặc dù trong nhiều trường hợp, việc sử dụng thờm cỏc phương pháp này là không cần thiết, tuy nhiên việc tính toán thêm dựa theo các phương pháp này sẽ cung cấp thêm thông tin cho các quyết định tín dụng sau này.
Nguyên nhân từ đội ngũ cán bộ phân tích
Tại BIDV Hà nội có một đội ngũ các cán bộ phân tích có chuyên môn kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lượng còn mỏng so với khối lượng công việc thực hiện. Mặt khác, các khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các doanh nghiệp có cấu trúc tài sản cũng như nguồn vốn phức tạp, hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau đòi hỏi các cán bộ phân tích phải làm việc với một khối lượng công việc lớn.
Các nhân tố khác
Đây là những nguyên nhân xuất phát từ việc nhầm lẫn, sơ suất hay do các yếu tố rủi ro trong nội bộ: sai sót trong khâu ghi chép, nhập số liệu… Tất cả các yếu tố này tác động tới kết quả phân tích theo chiều hướng xấu, làm giảm chất lượng của việc phân tích tại Chi nhánh.
Như vậy, trong chương hai của chuyên đề đã đi sâu vào tìm hiểu qui trình phân tích tài chính doanh nghiệp của Chi nhánh BIDV Hà nội cũng như những kết quả đạt được, những mặt hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của những hạn chế đó tại Chi nhánh. Chương ba của chuyên đề sẽ tiếp tục đề cập đến những giải pháp để khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong Chi nhánh, đồng thời nêu ra các kiến nghị để nâng cao chất lượng trong phân tích tài chính tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3