Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh hà nội (Trang 65)

II. Chi phí hoạt động

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 876 7.948 9

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đã đạt được, vẫn tồn tại những hạn chế đòi hỏi Ngân hàng phải khắc phục để ngày càng nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng nói riêng và hiệu quả hoạt động nói chung.

Tỷ lệ Nợ xấu còn tương đối cao

Mặc dù tỷ lệ Nợ xấu đó cú chiều hướng giảm, tuy nhiên con số 2,56% trong năm 2008 vẫn còn cao so với các ngân hàng khác. Tỷ lệ Nợ xấu này phần nào phản ánh chất lượng trong tín dụng nói chung và chất lượng trong phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập. Trong tương lai, Ngân hàng cần có các biện pháp để giảm tỷ lệ này xuống, trong đó có việc nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng.

Phương pháp phân tích chưa toàn diện

Hiện nay, tại BIDV Hà nội chủ yếu sử dụng phương pháp tỷ số trong phân tích tài chính. Ngân hàng thực hiện phương pháp này một cỏch khá bài bản với đầy đủ các chỉ tiêu, tuy nhiên, việc thực hiện mới chỉ dừng lại ở việc tính toán các chỉ tiêu để thấy được xu hướng thay đổi của chúng chứ chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân tăng giảm. Ngoài ra, trong quá trình phân tích, Ngân hàng chưa kết hợp phương pháp tỷ số với các phương pháp khác như phương pháp phân tích tài chính Dupont để khai thác tối đa hiệu quả của các tỷ số, chưa

có sự so sánh với trung bình ngành để thấy được vị thế của doanh nghiệp trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.

Độ chính xác của kết quả phân tích chưa cao

Việc phân tích sẽ cho phép cán bộ phân tích đánh giá về khả năng vay vốn, khả năng hoàn trả gốc và lãi vay đúng hạn. Chính những yếu tố là trở thành cơ sở để đánh giá độ chính xác của kết quả phân tích. Trong thời gian gần đây, tại BIDV Hà nội đã phát hiện ra một vài trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến tình trạng chậm trễ, chõy ỡ trong việc hoàn trả gốc và lãi vay cho Ngân hàng.

Thời gian phân tích còn kéo dài

Đối với mỗi hình thức vay đều có quy định cụ thể về thời gian tối đa để thực hiện nghiệp vụ, ví dụ như đối với cho vay theo hạn mức, thời gian để duyệt hạn mức tối đa là 10 ngày, trong đó thời gian ở phòng Quan hệ khách hàng tối đa là 7 ngày, và ở phòng Quản lý rủi ro là 3 ngày. Phần lớn trong thời gian này là để Ngân hàng tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Việc phân tích kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh của khách hàng mà còn ảnh hưởng chính đến chi phí, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam - chi nhánh hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w