(Tuyên Đức 09, Vĩnh Hưởng 06)

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 87)

Tháng 5, sứ giả nhà Minh Lôi Xuân mang khám hợp Tuyên Đức đến Nhật Bản. Năm sau (1435) sứ giả Nhật Bản Joshu Shusei (Nộ Trung Trung Thệ) và sứ giả nhà Minh cùng đến Trung Quốc.

1436 (Chính Thống 01)

Tháng 2, Anh Tông tiếp kiến sứ giả Nhật Bản, đồng thời ban cho khám hợp Chính Thống. Từ đó về sau thương mại giữa hai bên chuyển biến theo xu hướng bình thường.

1453 (Cảnh Thái 04)

Đoàn thương mại khám hợp thứ ba do Toyo Inpo (Đông Dương Doãn Bành) dẫn đầu đến Trung Quốc, bao gồm hơn 1200, 10 chiếc thuyền, hàng hóa tăng gấp 10 lần. Khi về nước cướp phá dọc đường khiến triều Minh bất mãn. Tướng quân Yoshimasa (Nghĩa Chính) cử sứ giả đến Triều Tiên, nhờ Triều Tiên chuyển lời đến nhà Minh về sau sẽ sửa chữa những việc làm sai trái.

1467 (Ứng Nhân 01)

Tháng 6, Nhật Bản xảy ra loạn Ứng Nhân (Onin). Họ Tế Xuyên (Hosokawa) và họ Đại Nội (Ouchi) đối đầu nhau.

Tháng 11, Đoàn thương mại khám hợp thứ ba do Tenyo Seikei (Thiên Dữ Thanh Khải) dẫn đầu đến Bắc Kinh. Nhà Minh ban cho khám hợp Thành Hóa nhưng bị họ Ouchi (Đại Nội) cướp đoạt.

1477 (Thành Hóa 13)

Tháng 9, đoàn thương mại khám hợp thứ 5 của Nhật Bản đến Bắc Kinh, khiếu nại việc khám hợp Thành Hóa bị cướp, xin lấy khám hợp Cảnh Thái để kiểm chứng.

1484 (Thành Hóa 20)

Sứ giả Nhật Bản Ryohaku Shui (Tử Phác Chu Vĩ) dẫn đầu đoàn thương mại khám hợp thứ 6 đến Bắc Kinh, thỉnh cầu ban cho 10 vạn quan tiền đồng. Nhà Minh không đồng ý.

1496 (Hoằng Trị 09)

Họ Hosokawa và họ Ouchi kết hợp với nhau tổ chức thành đoàn thương mại khám hợp thứ 7 đến Trung Quốc, khi về nước gây ra vụ giết người.

1509 (Chính Đức 04)

Tháng 11, Tống Tố Khanh người Nhật dẫn đầu thuyền thương mại của họ Hosokawa đến Bắc Kinh, hối lộ Thái giám Lưu Cẩn để nhà Minh phá lệ ban thưởng.

1510 (Chính Đức 05)

Đoàn thương mại khám hợp thứ 8 của Nhật Bản đến Ninh Ba, vì lần thứ 7 gây ra vụ giết người, lần này chỉ cho phép 50 người đến Bắc Kinh vào đầu năm Chính Đức thứ 6.

Người Nhật tên là Tường Đoạn theo đoàn thương mại khám hợp thứ 8 đến Trung Quốc, học tập phương pháp chế tạo gốm màu, sau khi về nước mở lò gốm ở Phì Tiền Y Vạn Lý.

1523 (Gia Tĩnh 02)

Tháng 4, họ Ouchi dùng khám hợp Chính Đức tổ chức thành đoàn thương mại khám hợp thứ 9 do Sosetsu Kendo (Tông Thiết Khiêm Đạo)

dẫn đầu đến Ninh Ba. Họ Hosokawa lập tức phái Tống Tố Khanh dẫn thuyền thương mại đến Trung Quốc, tháng 4 chưa đến Ninh Ba. Tống Tố Khanh hối lộ Thái giám Lại Ân. Sosetsu Kendo được vào cảng kiểm tra hàng hóa trước. Hai bên dùng khí giới đánh nhau, giết hại nhân dân Trung Quốc và quan lại nhà Minh, lịch sử gọi đây là “cuộc chiến giành tranh cống nạp”.

1525 (Gia Tĩnh 04)

Minh Thế Tông lệnh Quốc vương Ryu Kyu chuyển lời đến Tướng quân Nhật Bản truy bắt thủ phạm Sosetsu Kendo quy án, đưa trở về Chỉ huy sứ Viên Tấn bị bắt. Đồng thời họ Ouchi thông qua Triều Tiên chuyển lời đến triều Minh đầu đuôi chuyện tranh cống, chất vấn Quốc vương Ryu Kyu tại sao không chuyển thư của triều Minh đến họ Ouchi.

1539 (Gia Tĩnh 18)

Tháng 5, Koshin Sekitei (Hồ Tâm Thạc Đỉnh) dẫn đầu đoàn thương mại khám hợp thứ 10 do họ Ouchi tổ chức thành đến Ninh Ba.

1545 (Gia Tĩnh 24)

Vương Trực liên kết với Wokou ở đảo Song Dữ.

1547 (Gia Tĩnh 26)

Tháng 5, Sakugen Shuryo (Sách Ngạn Chu Lương) dẫn đầu đoàn thương mại khám hợp thứ 11 do họ Ouchi tổ chức đến Định Hải. Vì chưa đến kỳ hạn cống, tháng 6 năm Gia Tĩnh 27 (1548) nhà Minh mới cho phép sứ đoàn vào cảng. Tháng 8 sứ đoàn về nước. Thương mại khám hợp giữa triều Minh với Nhật Bản đến đây kết thúc.

Lư Thang đại phá đảo Song Dữ, Vương Trực đến Hirado (Bình Hộ), trở thành đầu lĩnh của tất cả cướp biển. Cướp biển mới gia nhập băng đảng, cần phải xin kỳ hiệu của Ngũ Phong (Vương Trực), hình thành thế lực cướp biển mạnh nhất trên biển.

Tháng 7, Wokou đến cướp bóc ba tỉnh Chiết Giang, An Huy, Giang Tô. Theo lệnh Thế Tông Tổng đốc Chiết Giang Dương Tuyên cử Trịnh Thuấn Công đến Nhật Bản giao thiệp vấn đề ngăn chặn cướp biển nhưng không có kết quả. Khi quay về viết tác phẩm Nhật Bản nhất giám.

Tháng 8, Hồ Tôn Hiến lệnh Tưởng Châu, Trần Khả Nguyên đến Nhật Bản, dụ hàng Vương Trực. Năm 1556 Trần Khả Nguyên quay về Trung Quốc báo cáo. Năm 1557 Tưởng Châu đưa Vương Trực về nước, Vương Trực bị tống giam. Năm 1559 Vương Trực bị xử chém. Nhưng sự cướp bóc của cướp biển không giảm.

Cùng năm Thích Kế Quang được điều động đến Chiết Giang, chủ trì công việc tiêu diệt cướp biển.

1559 (Gia Tĩnh 39)

Thích Kế Quang huấn luyện tân quân, có thành quả ban đầu. Năm 1562 cướp biển Chiết Giang bị quét sạch, quân Thích Kế Quang vào Phúc Kiến tiêu diệt cướp biển.

1563 (Gia Tĩnh 42)

Du Đại Du ra tù, kết hợp với Thích Kế Quang tiễu trừ cướp biển, cướp biển Phúc Kiến bị quét sạch.

1564 (Gia Tĩnh 43)

Du Đại Du đến Quảng Đông tiễu trừ cướp biển, quân Thích Kế Quang và quân Du Đại Du kết hợp bao vây tiễu trừ cướp biển ở Phúc Kiến, Quảng Đông.

1566 (Gia Tĩnh 45)

Tai họa cướp biển ở ven biển Trung Quốc cơ bản dẹp yên.

1590 (Thiên Chính 18)

Toyotomi Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) thống nhất Nhật Bản. Sứ giả nhà Minh đến Nhật Bản chúc mừng, Hideyoshi cho biết tấn công Đại Minh thông qua ngả Triều Tiên.

Đầu năm, Triều Tiên, Ryu Kyu và thầy thuốc nhà Minh là kiều dân ở Nhật Bản báo cho triều Minh thông tin Hideyoshi sẽ tấn công nhà Minh.

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)