Chiến tranh Triều Tiên (1592-1597)

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 68 - 74)

Trong suốt chiều dài lịch sử của mối quan hệ Trung - Nhật đã nhiều lần xảy ra chiến tranh trên quy mô lớn, trong đó ít nhất một nửa có liên quan đến bán đảo Triều Tiên. Cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1592-1597) do Toyotomi Hideyoshi tiến hành là một trong số đó.

3.2.1. Toyomi Hideyoshi với kế hoạch xâm lược Triều Tiên, chinh phục Trung Quốc

Trong tiến trình thống nhất Nhật Bản thế kỷ XVI lần lượt xuất hiện ba nhân vật kiệt xuất là Oda Nobunaga (1534-1582), Toyotomi Hideyoshi (1536-1598) và Tokugawa Ieyasu (1542-1616). Đây là các nhân vật đã lần lượt đánh bại các lãnh chúa khác để thống nhất Nhật Bản. Hideyoshi là tướng quân xuất thân từ tầng lớp bình dân, được một số người so sánh

giống với Chu Nguyên Chương. Sở dĩ Hideyoshi có ý đồ to lớn trong việc dùng vũ lực xâm lược Trung Quốc là vì ông ta vừa thống nhất Nhật Bản sau mấy trăm năm loạn lạc đang trên đà thắng lợi và rất tự tin khi cho rằng việc xâm chiếm Trung Quốc là dễ dàng. Thứ hai, vì Hideyoshi xuất thân bình dân, đương thời một số lãnh chúa xuất thân là quý tộc bất mãn, do đó ông ta muốn dùng thắng lợi của cuộc chiến tranh xâm lược để củng cố địa vị thống trị. Ông ta biết rằng muốn củng cố chính quyền của mình thì cần phải xác lập được cơ sở kinh tế. Nhưng nền kinh tế lấy nông nghiệp của Nhật Bản không có cách nào thỏa mãn được những nhu cầu về hàng hóa. Nhu cầu đó chỉ có thể giành được thông qua hoạt động ngoại thương, mà muốn giành được đặc quyền mậu dịch đối ngoại này phương pháp nhanh nhất chính là dùng vũ lực để xâm chiếm thị trường. Nếu thành công trong cuộc chiến này, Hideyoshi sẽ có thể chiếm được nhiều đất đai ở nước ngoài để phân chia cho các lãnh chúa, đại danh, thổ hào nhằm xoa dịu sự phản kháng của họ lại vừa thỏa mãn yêu cầu của các võ sĩ muốn ra bên ngoài cướp bóc, người lang thang và người nghèo bị mất tư liệu sản xuất, đồng thời chiếm lĩnh đặc quyền trong mậu dịch đối ngoại, tăng cường sự độc tài về cơ sở kinh tế.

Ngoài ra, kế hoạch xâm lược Triều Tiên của còn Hideyoshi là sự thể hiện mong muốn thiết lập địa vị bá chủ của Nhật Bản ở khu vực Đông Á, thay thế “Trật tự Trung Hoa” bằng “trật tự tiểu Trung Hoa” dựa trên “tư tưởng Thần quốc”. Về mặt văn hóa, tư tưởng thì “tư tưởng Thần quốc” có sự kế thừa của “tư tưởng Hoa Di”. “Tư tưởng Thần quốc” là một lý luận tôn giáo phát triển cùng với lịch sử và chịu ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai mà hình thành nên. Nội dung chính của tư tưởng này quan niệm lãnh thổ Nhật Bản và tất cả mọi vật đều do thần linh sinh ra và được chúng thần bảo hộ… Từ thời Heian (794-1185) đến đầu thời Kamakura (1185 - 1333), “tư tưởng Thần quốc” được phát triển thêm một

bước khi cho rằng “Nhật Bản là thần quốc cho nên không chịu sự tấn công của các nước, hoàng thống kéo dài không đứt” [62, tr.92].

Đến cuối thế kỷ XIII, sau khi chiến thắng trong hai cuộc chiến tranh xâm lược chống lại nhà Nguyên, cùng với sự xuất hiện thuyết “thần phong” thì “tư tưởng Thần quốc” càng được đề cao khi “tư tưởng này cho rằng trên thế giới Nhật Bản là tôn quý nhất. Có thể nói là một tư tưởng mới khi cho rằng không có dân tộc nào cao quý giống như Nhật Bản, quan niệm này chính là cơ sở để hình thành nên nền văn hóa độc lập của Nhật Bản đương thời” [62, tr.93]. Lần đầu tiên Nhật Bản xưng là “thần quốc” vào năm 1419 khi sứ giả nhà Minh đến Nhật Bản yêu cầu nối lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước nhưng đã bị Ashikaga Yoshimochi (1394 - 1423) cự tuyệt với lý do thần linh không cho phép nên không dám tự tiện qua hệ với nhà Minh. Trong bức thứ gửi đến triều Minh, Yoshimochi đã lấy lý do Yoshimitsu vì vi phạm ý của thần linh qua lại với nhà Minh nên đưa đến cho Nhật Bản những hậu quả nghiêm trọng như “thần và người bất hòa, mưa nắng thất thường” [62, tr.94]. Thực ra đây chỉ là cái cớ để che đậy cho nguyên nhân sâu xa là sự bất mãn của một số đông đảo triều đình Nhật Bản đối với hành động cúi đầu xưng thần của Yoshimitsu đối với triều Minh và mâu thuẫn trong quan hệ giữa hai cha con Yoshimitsu và Yoshimochi. Tuy đó là một thủ đoạn ngoại giao khôn ngoan để sau đó Nhật Bản có thể nối lại quan hệ ngoại giao với nhà Minh nhưng cũng chứng tỏ sự ảnh hưởng sâu sắc của “tư tưởng Thần quốc” đối với Nhật Bản. Sau khi khôi phục quan hệ thương mại triều cống với nhà Minh, Ashikaga Yoshikazu vẫn cố gắng duy trì tính độc lập tương đối trong quan hệ với Trung Quốc. Về mặt chính trị đã có những nhượng bộ nhất định, tức là trong những biểu văn ngoại giao gửi đến Trung Quốc vẫn xưng là “thần quốc vương Nhật Bản” [68, tr. 526] nhưng luôn ý thức Nhật Bản là đất nước của thần thánh, không vì theo đuổi lợi ích kinh tế mà phục tùng triều Minh hoàn toàn.

Khi Hideyoshi lên nắm quyền, năm 1587 lấy lý do Nhật Bản là đất nước của thần linh đã trục xuất các tín đồ Thiên chúa giáo. Đồng thời với việc lấy lý do “Nhật Bản là đất nước của thần linh” để ngăn cấm Thiên chúa giáo, việc ông ta phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên (1592 - 1597) không thể bỏ qua ảnh hưởng của tư tưởng thần quốc trong đó. Thời kỳ này học thuyết “Căn diệp hoa thực” là một tư duy quan trọng của thần đạo Nhật Bản và đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư duy ngoại giao của Nhật Bản. Nội hàm của thuyết này cho rằng “Nhật Bản là gốc rễ còn Trung Quốc và Ấn Độ là cành lá, gốc rễ sinh cành lá” rất phù hợp với lý luận thống trị của Hideyoshi khi ông ta cho rằng Nhật Bản là trung tâm của Đông Á còn bản thân ông ta là “lãnh tụ của vạn quốc” [62, tr. 96]. Khi Nhật Bản phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên thì ý thức “Nhật Bản là đất nước của thần linh” trở thành lời hiệu triệu tích cực để động viên một lực lượng quân sự lớn.

Như vậy, “đầu thế kỷ XV, “tư tưởng thần đạo” về mặt ngoại giao, vẫn chỉ là một quan niệm nhấn mạnh sự bình đẳng của Nhật Bản trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng cùng với sự phát triển của lý luận này đã diễn biến trở thành một loại tư tưởng dân tộc ưu việt và tư tưởng bài ngoại” [62, tr. 97]. Quá trình chuyển biến của “tư tưởng Thần quốc” từ thế kỷ XIV đến XVII biểu hiện từ chú trọng tự vệ, chủ yếu là không thần phục Trung Quốc sang tấn công chính là vũ khí tư tưởng cho hành động và ý đồ của Hideyoshi tấn công Triều Tiên, chinh phục Trung Quốc thậm chí thống nhất thế giới. Chính tư tưởng dó đã gây ra hậu quả to lớn cho các dân tộc ở Đông Á.

3.2.2. Diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh “Kháng Oa viện Triều”

Năm 1578 Hideyoshi đã từng đề xuất với Oda Nobunaga về ý đồ tấn công Triều Tiên và Trung Quốc nhưng do Nhật Bản thời kỳ này vẫn chưa được thống nhất nên kế hoạch này không được thực hiện. Năm

1590, Hideyoshi thống nhất Nhật Bản, vừa ổn định tình hình trong nước xong đã có ý đồ xâm lược Trung Quốc, tiêu diệt Triều Tiên, chinh phục Ryu Kyu, Đài Loan, Philippin, thậm chí Ấn Độ để xây dựng hệ thống “Đại Trung Hoa” với Nhật Bản là trung tâm để thay thế “hệ thống triều cống” của Trung Quốc. Ngay trong năm đó Hideyoshi đã gửi thư đến quốc vương Triều Tiên tỏ ý muốn mượn đường qua Triều Tiên để tấn công Trung Quốc [30, tr. 397]. Mục đích của bức thư là muốn không đánh mà hàng phục được Triều Tiên, đồng thời Hideyoshi muốn Triều Tiên giúp đỡ ông ta trong cuộc xâm lược Trung Quốc.

Triều Tiên biết việc Nhật Bản âm mưu tấn công Trung Quốc nhưng không báo cho phía Trung Quốc, Triều Minh chỉ biết được thông tin này qua một số Hoa kiều buôn bán tại Nhật Bản báo cáo về. Sau khi biết tin triều Minh đã chất vấn Triều Tiên khiến nước này vô cùng bối rối, bởi vì vốn ban đầu khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đều chịu sự tấn công của cuớp biển nên đã có sự hợp tác với nhau về quân nhu và thông tin tình báo để chống lại Wokou. Năm 1419, một viên tướng nhà Minh dựa vào tin tình báo của Triều Tiên đã dàn trận đánh thắng một trận tấn công lớn của Wokou. Theo thống kê, từ năm 1401 đến năm 1455, phía Triều Tiên từng 12 lần cung cấp cho triều Minh thông tin tình báo về cướp biển [30, tr.243].

Để thực hiện kế hoạch xâm lược to lớn, Hideyoshi đã động viên tổng số 158.700 quân tấn công Triều Tiên. Đầu năm 1592, Hideyoshi chính thức phát lệnh tấn công Triều Tiên, tháng 3, quân Nhật bắt đầu xuất phát, ngay trong tháng 4 đã tấn công chiếm được Pusan. Thắng lợi ban đầu của quân Nhật khiến Hideyoshi chủ quan kiêu ngạo và liền đề ra một kế hoạch to lớn:

Thứ nhất, ông ta tự mình đi thuyền vượt biển đến phủ Ninh Ba. Thứ hai, dự định chia hai đạo quân Nam Bắc thủy bộ tấn công Trung Quốc, Ấn Độ.

Thứ ba, hạ lệnh cho tướng dưới quyền chiếm lĩnh Bắc Kinh vào đầu năm 1593.

Thứ tư, năm 1594 dời đô đến Bắc Kinh [30, tr.343].

Nhưng kế hoạch to lớn đó của ông ta nhanh chóng bị phá sản cùng với sự thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên. Vì Triều Tiên là thuộc quốc của triều Minh, hai nước có mối quan hệ với nhau như môi với răng, mà “môi hở răng lạnh” nên việc Nhật Bản tấn công Triều Tiên đã đe dọa nghiêm trọng đến sự an nguy của Trung Quốc, triều Minh không thể không xuất quân giúp đỡ Triều Tiên.

Khởi đầu cuộc chiến tranh, bộ binh Nhật Bản đã liên tiếp giành được thắng lợi, không đầy một tháng đã chiếm được Hán Thành, không lâu sau lại chiếm được Bình Nhưỡng. Nhưng sau đó bị liên quân Trung - Triều đánh bại, thủy quân Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề. Nhân cơ hội này tướng Thẩm Duy Kính của triều Minh đã đưa ra chủ trương “nghị hòa thụ phong” đối với Nhật Bản [30, tr. 417]. Về phía Nhật Bản, các lãnh chúa tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên đều theo đuổi mục đích riêng của mình, vì vậy khi gặp phải sự kháng cự mãnh liệt của liên quân Trung - Triều, lại thêm sự thiệt hại nặng của thủy quân dẫn đến những khó khăn trong việc tiếp tế quân lương và viện binh trong nội bộ quân Nhật đã xuất hiện những rạn nứt. Trước tình hình quân Nhật ở bán đảo Triều Tiên vô cùng khốn đốn do đó khi phía Trung Quốc đưa ra đề nghị đình chiến Hideyoshi nhanh chóng chấp nhận đình chiến để đàm phán. Nhưng những yêu cầu trái ngược nhau của hai bên về ngoại giao đã khiến cuộc đàm phán bị thất bại.

Năm 1596, sứ giả nhà Minh mang quốc thư đến Nhật Bản ban bố chiếu thư, phong cho Hideyoshi là “Nhật Bản quốc vương”. Điều này khiến Hideyoshi vô cùng tức giận, xé bỏ quốc thư, ra lệnh trục xuất sứ giả [30, tr. 419]. Năm sau (1597), Hideyoshi lần thứ hai phái quân đội viễn

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)