Vấn đề cướp biển trong quan hệ Trung-Nhật

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 60)

3.2.1. Cướp biển và thương mại triều cống giữa Trung - Nhật

Tai họa cướp biển dường như kéo dài suốt thời kỳ tồn tại của nhà Minh. Chính sách của nhà Minh để giải quyết vấn đề cướp biển luôn luôn dao động giữa vỗ về và truy quét, thể chế sách phong, thương mại triều cống có liên hệ mật thiết với việc ngăn chặn cướp biển. Thương mại triều cống giữa Trung Quốc và Nhật Bản có nguồn gốc từ vấn đề cướp biển và đóng vai trò quan trọng để giải quyết vấn đề này và sự kết thúc của nó cũng do sự cướp bóc của cướp biển [48, 227]. Xem xét toàn bộ lịch sử cướp biển làm loạn ở Trung Quốc, vào giữa và cuối đời Minh là nghiêm trọng nhất, biểu hiện, nguyên nhân của nó có quan hệ mật thiết với thương mại triều cống.

Khu vực ven biển Trung Quốc từ đời Đường đã ghi nhận có sự hoạt động của cướp biển, một trong những nguyên nhân nhà sư Giám Chân bị triều đình ngăn chặn chính là sợ bị cướp biển lợi dụng. Thế nhưng cướp biển thời kỳ đó chỉ là những nhóm lẻ tẻ. Cuối thời Nguyên thế lực cướp biển có sự phát triển rất lớn.

Trong các sử liệu Trung Quốc đã ghi lại các sự kiện cướp biển Nhật Bản đến cướp bóc các khu vực ven biển Trung Quốc vào đầu thời Minh [66, tr. 273]. Sự xuất hiện của cướp biển có mối liên hệ mật thiết với tình hình xã hội của Nhật Bản khi đó. Cùng với sự sụp đổ của Mạc phủ Kamakura (1185-1333), các cuộc chiến tranh giữa các lãnh chúa diễn ra liên miên cùng với tình hình rối loạn của xã hội Nhật Bản khiến cho nhiều nông dân bị phá sản, võ sĩ nghèo ở Nhật Bản gia nhập đội ngũ cướp biển khiến cho thành phần cướp biển càng thêm phức tạp, quy mô ngày càng lớn, kết quả là những thương nhân thực sự cũng không yên tâm buôn bán. Đó là nguyên nhân chính đưa đến tình trạng hoành hành của nạn cướp bóc không những ở trong nước mà còn phát triển và gây tai họa cho các nước láng giềng, trong đó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là

Trung Quốc. Tuy chỉ là một toán cướp biển nhỏ nhưng hoạt động cướp bóc của chúng cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh xã hội của Trung Quốc.

Từ “Oa khấu” (Wokou) xuất hiện sớm nhất trong Minh Thái tổ thực lục để chỉ những tập đoàn cướp biển kiêm thương nhân có vũ trang của Nhật Bản hoạt động ở khu vực bán đảo Triều Tiên và vùng duyên hải Trung Quốc [48, tr. 231]. Họ đem đến Trung Quốc hai loại lớn là hàng hóa và vũ khí, khi cư dân ven biển Trung Quốc không phòng bị, thì dùng vũ khí tiến hành các hoạt động cướp bóc; khi cư dân ven biển Trung Quốc có sự chuẩn bị hoặc gặp phải quan binh không có cơ hội, thì bày các hàng hóa (trong đó gồm cả vũ khí như là một mặt hàng) ra mà xưng là đến triều cống hoặc đến buôn bán. Sự tàn bạo của cướp biển khiến cho người Trung Quốc “sợ cướp biển như cọp”. Nhiều sử liệu thời Minh ghi lại rất nhiều về việc cướp biển giỏi bố trí mai phục, cơ động linh hoạt, cho dù là trên biển, trên bộ đều giỏi về tác chiến lưu động.

Sự xuất hiện của Wokou cũng khiến cho Trung Quốc từ đây đã có ý thức về phòng thủ bờ biển, “việc phòng thủ biển của triều Minh là để phòng ngự Oa khấu mà hình thành” [48, tr. 232]. Triều Minh vì vậy mà trở thành cường quốc hải quân của thế giới, thực sự đã hình thành hệ thống phòng thủ biển với tổ chức và quy mô chưa từng có. Sự phát triển của hải quân và việc phòng thủ bờ biển của triều Minh đại thể có thể chia là bốn giai đoạn là xây dựng, buông lỏng, phát triển, suy yếu. Bốn giai đoạn này xét về thời gian, từ Hồng Vũ đến Vĩnh Lạc, Tuyên Đức là thời kỳ thứ nhất; thời Chính Thống đến giữa thời Gia Tĩnh là thời kỳ thứ hai; giữa thời Gia Tĩnh đến giữa thời Vạn Lịch là thời kỳ thứ ba, giữa thời Vạn Lịch về sau là thời kỳ thứ tư [55, tr.53].

Mặc dù hoàng đế sáng lập nhà Minh là Chu Nguyên Chương không có chính sách về khai thác biển, truớc khi chết đã liệt kê Nhật Bản vào danh sách “15 nước không chinh phục” và hạ lệnh “không cho phép

đưa một tấm gỗ ra biển” [68, tr. 232] nhưng ông ta không thể không có chính sách bảo vệ đường bờ biển của đất nước. Năm 1370, nhà Minh đã cho lập 20 vệ thủy quân, mỗi vệ có 50 thuyền để tổ chức phòng chống cướp biển, do đó việc phòng thủ bờ biển thời kỳ này tương đối thành công, hạn chế tối đa tai họa do cướp biển Nhật Bản gây ra [30, tr. 305].

Về mặt xây dựng thủy quân, sau Chu Nguyên Chương Hoàng đế Vĩnh Lạc đã hoàn thiện thêm một bước, “Hạm đội của Trịnh Hòa hạ Tây Dương trong những năm Vĩnh Lạc là một thủy quân có sức uy hiếp chiến lược. Sự tồn tại và hoạt động của nó có thể giữ gìn an ninh cho vùng biển Tây Thái Bình Dương” [55, tr.54].

Mạc phủ tướng quân và chính quyền lãnh chúa các cấp ở địa phương đều có trách nhiệm trước sự xuất hiện của nạnn cướp biển ở Đông Á do thái độ dung túng của họ. Vì vậy, để giải quyết vấn đề cướp biển, đồng thời với việc sử dụng biện pháp quân sự, Chu Nguyên Chương cũng không từ bỏ những cố gắng về ngoại giao. Những hoàng đế thời Minh sau ông thường cũng đều thi hành hai chính sách chiêu an và quân sự để giải quyết vấn đề cướp biển. Biện pháp chiêu an tức là sách phong cho “quốc vương Nhật Bản”, thực hiện thương mại triều cống; hai là chính sách tấn công quân sự.

Kể từ sau khi Minh Thành Tổ tiếp nhận sự triều cống của Mạc phủ tướng quân Nhật Bản, khi Ashikaga Yoshimitsu có biểu hiện tương đối tích cực về phương diện khống chế cướp biển, hoàng đế nhà Minh kịp thời ban tặng phần thưởng. Hoàng đế nhà Minh đã từng hạ chiếu lệnh khen ngợi Yoshimitsu vào các năm 1406, 1407 [30, tr. 313-314].

Năm 1408, Yoshimitsu chết, sau khi Yoshimochi kế nhiệm chức tướng quân, phương pháp ngoại giao mà triều Minh theo đuổi dần dần thất bại trước chính sách của Yoshimochi đối với Trung Quốc. Về mặt ngoại giao, Yoshimochi yêu cầu sự bình đẳng với triều Minh, không những ngừng việc cử sứ giả đến Trung Quốc, cắt đứt thương mại triều

cống mà còn ngừng việc kiềm chế, ngăn chặn cướp biển. Vì vậy, nạn cướp biển lại hoành hành ở ven biển Trung Quốc, trong vòng 19 năm cho đến khi Yoshikazu hồi phục thương mại với nhà Minh, số vụ cướp bóc của Wokou lên đến 17 lần [28, tr.166].

Về phía Trung Quốc, Minh Thành Tổ cũng tăng cường các hoạt động phòng ngự và tấn công cướp biển. Năm 1417, thủy quân nhà Minh từng giành chiến thắng lớn trong cuộc truy quét cướp biển, bắt được mấy chục tên cướp biển giải về Bắc Kinh [48, tr. 233]. Khi Minh Thành Tổ thẩm vấn cướp biển, phát hiện họ đều là người Nhật Bản thì các đại thần cho rằng nên trách tội Nhật Bản. Nhưng Minh Thành Tổ không chấp nhận biện pháp quân sự mà vẫn tiếp tục biện pháp ngoại giao. Tháng 10 - 1417, nhà Minh cử Hình bộ viên ngoại lang Lã Uyên đi sứ Nhật Bản, mang theo quốc thư. Nội dung bức thư gửi đến Tướng quân Mạc phủ vừa cương quyết vừa mềm dẻo, một mặt khuyên nhủ ông ta làm theo cách làm của cha mình trước đây, mặt khác khẩu khí cảnh cáo rất cứng rắn. Thái độ tự tin hoàng đế Vĩnh Lạc trong quan hệ với Nhật Bản là xuất phát từ lực lượng hải quân hùng mạnh của ông ta. Nhưng thời kỳ này, do hào quang của hai lần chiến thắng quân Nguyên trước đây phía Nhật Bản cũng đã tỏ thái độ cương quyết khi không chấp nhận những yêu cầu của phíaTrung Quốc.

Năm 1428, Yoshimochi chết, người kế vị Yoshimochi là tướng quân Yoshikazu đã có thay đổi trong chính sách đối với Trung Quốc. Năm 1432, Yoshikazu cử sứ giả đến Trung Quốc biểu thị muốn tiếp nhận sách phong của nhà Minh, yêu cầu triển khai hoạt động thương mại triều cống. Triều Minh cho rằng nếu cự tuyệt thương mại triều cống sẽ dẫn đến sự phát triển của thế lực cướp biển nên đã tiếp nhận sự triều cống của Nhật Bản nên đã cử sứ giả đến chiêu an Yoshikazu. Sự kiện này đã khởi đầu cho thời kỳ thương mại triều cống Trung - Nhật lần thứ hai.

Nhưng sau “loạn Onin” năm 1467, Nhật Bản bước vào “thời kỳ chiến quốc” (1467 - 1568), Tướng quân Ashikaga bị các lãnh chúa khống chế, giống Thiên hoàng, Tướng quân cũng dần trở thành con rối của võ sĩ. Với mục đích chiến thắng đối phương trong chiến tranh, các thế lực cát cứ ra sức xây dựng thực lực kinh tế lớn mạnh. Trong thời kỳ chiến tranh, “các chư hầu tranh giành nhau việc buôn bán với Trung Quốc, việc buôn bán không thành thì ủng hộ võ sĩ, những kẻ lang thang và thương nhân tiến hành cướp bóc” [55, tr.44]. Mặt khác, tình hình chính trị nhà Minh ngày càng hủ bại, công tác phòng thủ bờ biển cũng ngày càng lỏng lẻo đã dẫn đến cái gọi là “đại họa Oa khấu thời Gia Tĩnh” (1522-1566). Bởi vì hoạt động thương mại triều cống thời kỳ đã không có tác dụng hạn chế sự cướp bóc của cướp biển do đó có người chủ trương chấm dứt quan hệ thương mại triều cống với Nhật Bản. Về phía Nhật Bản, do các cuộc chiến tranh trong nước diễn ra liên miên nên không thể tổ chức các đoàn sứ giả sang Trung Quốc được nữa. Vì vậy, năm 1549, sau khi sứ đoàn Sakugen Shuryo về nước, Nhật Bản liền đình chỉ việc phái sứ giả đến Trung Quốc.

3.2.2. Chiến tranh chống cướp biển thời kỳ giữa và cuối đời Minh

Từ khi triều Minh bắt đầu tăng cường việc phòng thủ bờ biển, thi hành chính sách “hải cấm”, một số thương nhân Trung Quốc (chủ yếu ở An Huy và Chiết Giang) không có cách nào tiến hành buôn bán với Nhật Bản. Vì thế, hoạt động thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản giảm sút. Cùng với việc nhà Minh thi hành chính sách “hải cấm” không cho phép thương nhân Trung Quốc ra nước ngoài buôn bán đã dẫn đến sự bùng phát của tai họa cướp biển vào thế kỷ XVI. Thời kỳ này, trong thành phần của cướp biển đã xuất hiện ngày càng nhiều người Trung Quốc. Ban đầu họ chỉ là thương nhân thông thường, do chính sách “hải cấm” của triều Minh khiến việc buôn bán của họ gặp nhiều khó khăn trở ngại. Bị dồn vào bước đường cùng họ buộc trở thành những thương nhân

kiêm cướp biển, vừa buôn bán vừa cướp bóc, thậm chí phát triển thành hạm đội cướp biển như của Vương Trực. Hơn nữa, vương triều Minh cũng giống như hầu hết các vương triều khác, đến thời kỳ giữa và cuối cũng bước vào giai đoạn suy vong, cùng với sự phá hoại của chế độ quân vệ, sự lỏng lẻo của phòng thủ bờ biển, trật tự xã hội ngày càng hỗn loạn, nhiều người Trung Quốc không có kế sinh nhai đã gia nhập đội ngũ cướp biển, do đó thành phần người Trung Quốc trong đội ngũ cướp biển ngày càng gia tăng, dần dần chiếm địa vị chủ đạo trong đội ngũ cướp biển. Thành phần người Trung Quốc trong đội ngũ cướp biển chủ yếu là thương nhân khu vực Giang Nam, ngư dân ven biển thuộc các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến và nông dân phá sản khu vực nội địa gần biển, thậm chí có cả một số cường hào địa chủ. Trong đó nổi tiếng nhất là cha con họ Trịnh và Vương Trực vốn xuất thân từ thương nhân mà trở thành cướp biển.

Từ giữa thời Minh trở về sau, thành phần cướp biển là người Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và thương nhân Nhật Bản. Các hòn đảo phía Tây Nhật Bản trở thành đại bản doanh của cướp biển Trung Quốc. Điều này có thể cho thấy đây là sự lợi dụng lẫn nhau của các chính quyền địa phương Nhật Bản và cướp biển người Trung Quốc. Ví dụ trường hợp tướng cướp Vương Trực đã lấy địa bàn Matsuura trên đảo Kiuxiu làm căn cứ địa và đã hình thành thế lực cướp biển rất lớn. Vương Trực tự xưng là “Huy Vương”, quản lý 36 đảo, kiểm soát đường biển từ Nhật Bản đến Đông Nam Á [30, tr.370]. Sau Vương Trực, thế lực của gia tộc họ Trịnh xuất thân là cướp biển là lớn hơn cả, trong một thời gian dài họ Trịnh đã lũng đoạn hoạt động thương mại Trung - Nhật.

Ngoài cướp biển là thành phần người Trung Quốc, thương nhân người Trung Quốc ở Nhật Bản cũng có thế lực kinh tế và ảnh hưởng tương đối lớn. Ví dụ, đầu thế kỷ XVII, có một người tên là Lý Đán có 3

vạn lượng vàng đã dùng tơ sống và đồ tơ lụa Trung Quốc cung cấp cho quốc vương và thương nhân Nhật Bản, xây dựng cơ sở ở Nhật Bản, có số lượng lớn thuyền qua lại giữa các cảng Hirado và Nagasaki [48, tr. 237]. Như vậy, trên thực tế các tập đoàn cướp biển cuối thời Minh trên thực tế là sự liên kết của nhiều thương nhân cướp biển Trung Quốc và thương nhân cướp biển Nhật Bản hợp thành.

Tóm lại, khác với thành phần cướp biển thời kỳ đầu chủ yếu là người Nhật Bản, thời kỳ sau chủ yếu là người Trung Quốc. Sự liên kết giữa hai thế lực trong và ngoài nước đã làm bùng phát tai họa cướp biển vào thời Gia Tĩnh (1522 - 1566) mà lịch sử gọi là “đại họa Wokou thời Gia Tĩnh” [48, tr. 238].

Nguyên nhân trực tiếp của “đại họa Wokou thời Gia Tĩnh” là năm 1523 xảy ra sự kiện gọi là “cuộc chiến tranh giành cống nạp” ở Ninh Ba. Sau sự kiện này, nhà Minh tăng cường chính sách “hải cấm”, nhưng kết quả là chính sách “hải cấm” thi hành càng nghiêm ngặt cướp biển càng gia tăng. Nhưng nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự bùng phát của nạn cướp biển thời kỳ này là nhu cầu hàng hóa Trung Quốc của Nhật Bản, phía Nhật Bản thông qua nhiều con đường khác nhau (kể cả cướp bóc) để thỏa mãn nhu cầu này. Các lãnh chúa phong kiến Nhật Bản không đếm xỉa đến chính sách “hải cấm” của Trung Quốc và ủng hộ hoạt động cướp bóc của các thế lực cướp biển. Một nguyên nhân khác của nạn cướp biển hoành hành dữ dội trong thời kỳ này là bắt nguồn từ những vấn đề kinh tế, xã hội của Trung Quốc. Nông dân các tỉnh ven biển bị phá sản, thương nhân, ngư dân hết kế sinh nhai do chính sách “hải cấm” đã gia nhập hàng ngũ cướp biển. Các thế lực cướp biển đã phối hợp với nhau cướp bóc suốt một khu vực ven biển phía Đông Nam Trung Quốc và trở thành một tai họa lớn đối với nhân dân Trung Quốc cuối thời Minh.

Lịch sử ghi nhận thời kỳ trước và sau năm Gia Tĩnh thứ 30 (1551), tai họa do cướp biển gây ra là nghiêm trọng nhất. Các địa phương Hoài

An, Dương Châu ở Giang Bắc, Tùng Giang, Tô Châu, Huy Châu, Thái Bình, Thường Châu ở Giang Nam, Hàng Châu, Gia Hưng, Ninh Ba, Thiệu Hưng, Đài Châu, Nghiêm Châu ở Chiết Giang, Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Hưng Hóa ở Phúc Kiến, Triều Châu ở Quảng Đông không đâu là không có Oa khấu. Cướp biển liên tục tấn công, đánh phá các vệ sở thành trì ở các châu huyện lên đến hàng trăm, thậm chí một số khu vực ở sâu trong nội địa của Trung Quốc cũng bị cướp biển tấn công [51, tr. 91].

Do sức chiến đầu quân đội triều đình quá kém nên mặc dù triều đình đã tổ chức nhiều cuộc vây quét nhưng vẫn không chấm dứt được các cuộc tấn công của chúng. Từ một sự kiện sau đây có thể thấy: một nhóm 40 tên Wokou hành động độc lập, đến 3 huyện Bình Hồ, Hải Diêm, Hải Ninh của Chiết Giang, quan quân gặp phải đều thất bại, 1 Bả Tổng, 1 chỉ huy, 1 thiên hộ, 1 bách hộ, 1 huyện thừa bị giết, quan binh bị tử thương lên đến hàng trăm. Bọn họ tung hoành đốt phá 16 ngày, sau đó dễ dàng cướp thuyền mà đi [30, tr.372]. Số lần cướp bóc của cướp biển những năm Gia Tĩnh cũng tăng lên nhanh chóng, năm 1553 là 61 lần; 1554: 91

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)