Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Triều Tiên

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 74 - 83)

Cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản vì vậy mà kết thúc.

Hai lần Hideyoshi phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên đều thất bại vì Nhật Bản không nắm được quyền khống chế trên biển, nếu không hậu quả đối với nhân dân Trung Quốc là không thể tưởng tuợng được. Tuy nhiên, thiệt hại do cuộc chiến tranh gây ra đối với phía Trung Quốc cũng không nhỏ, những tổn thất lớn về người và của trong cuộc chiến này đã góp phần thúc đẩy nhanh quá trình diệt vong của nhà Minh, nó khiến cho triều Minh không có đủ sức để chống lại cuộc xâm lược từ phía bắc của người Mãn sau này.

Ngoài ra, hành vi của Hideyoshi khiến cho những kẻ xâm lược Nhật Bản sau này bắt chước ông ta. Đến thế kỷ XIX, chính sách bành trướng, xâm lược của Nhật Bản chính là sự kế tục chính sách đối ngoại của Hideyoshi cuối thế kỷ XVI bởi Hideyoshi rất được người Nhật Bản tôn sùng đặc biệt là thời đại sau bởi vì ông ta xuất thân từ nông dân bình thường. Hành động xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi đã kích thích những tham vọng bành trướng trong đầu rất nhiều người Nhật Bản, dã tâm và kế hoạch của ông ta được người Nhật Bản đời sau kế thừa, nguồn gốc sâu xa của “chủ nghĩa quân quốc Nhật Bản”, có thể nói Hideyoshi là “kẻ khơi mào”.

3.4. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Triều Tiên Tiên

Đến năm 1644 quan niệm “nội Hoa ngoại Di” của nhà Minh bị tan vỡ cùng với cuộc tấn công xâm lược của nhà Mãn Thanh, và “Mãn tộc đồng thời với việc phá vỡ trật tự Hoa Di của triều Minh cũng ra sức xây dựng trật tự mới với nhà Thanh là trung tâm dưới sự kế thừa tinh thần của trật tự vốn có” [41, tr.10]. Năm 1636, với hành động xâm lược Triều Tiên, nhà Thanh đã biến Triều Tiên thành nước phiên thuộc và bắt nước

này phải triều cống đã thể hiện rõ ý đồ muốn xây dựng trật tự quốc tế mới với nhà Thanh là trung tâm hoàng đế người Mãn. Đối với Nhật Bản, nhà Thanh muốn khôi phục quan hệ với nước này. Trong Thanh Thế Tổ thực lục có ghi lại sự kiện năm 1647, khi vua nhà Thanh có chiếu dụ cũng đã bày tỏ ý muốn lôi kéo Nhật Bản vào là một thành viên của trật tự Hoa Di: “Các nước ở Đông Nam hải ngoại là Ryu Kyu, An Nam, Xiêm La, Nhật Bản, phụ cận Chiết, Mân, có lòng ngưỡng mộ quy phục, đến triều cống thì các quan địa phương tâu lên, tất cả đều được ưu đãi như Triều Tiên” [41, tr.13].

Trên thực tế, nhà Thanh đã thi hành một số thái độ tích cực để cố gắng đưa Nhật Bản vào trong “hệ thống triều cống”, do đó đã không hề thi hành chính sách cấm đoán nghiêm ngặt trong thương mại với Nhật Bản như triều Minh trước đây. Nhà Thanh cho phép thuyền buôn dùng giấp phép của chính phủ đến Nhật Bản buôn bán. Điều này đã hợp pháp hóa quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Nhật Bản bị cấm đoán khoảng một thế kỷ, tạo điều kiện cho sự phát triển của quan hệ thương mại giữa hai nước.

Những việc làm cụ thể khác của nhà Thanh nhằm khôi phục quan hệ triều cống giữa hai nước là yêu cầu Triều Tiên có những hành động làm trung gian để cho sứ thần Nhật Bản và Triều Tiên tiếp xúc với nhau, thông qua việc “mượn đường” Triều Tiên để cử sứ giả đến Nhật Bản. Năm 1645, khi nhờ sứ giả Triều Tiên đưa một số người Nhật Bản bị phiêu dạt bằng đường biển đến Trung Quốc về nước, nhà Thanh đã cố gắng nhờ họ làm cầu nối để hồi phục quan hệ hai nước [41, tr. 12].

Sau khi mong muốn thông qua sự trung gian là Triều Tiên để khiến Nhật Bản “quy phục” của nhà Thanh gặp trở ngại, các yêu cầu về hồi phục lại quan hệ thương mại giữa hai nước của phía Trung Quốc vào các năm 1685, 1703 sau đó đều bị phía Nhật Bản cự tuyệt, quan hệ ngoại giao chính trị giữa hai nước bước vào thời kỳ “đóng băng” [41, tr. 13]. Trong

suốt khoảng hơn một thế kỷ sau đó khi hai nước ở trong tình trạng đóng cửa đất nước (Nhật Bản thi hành chính sách “tỏa quốc”, Trung Quốc thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”), hoạt động thương mại qua hải cảng Nagasaki đóng vai trò chủ yếu trong quan hệ kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước. Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là xuất phát từ chính sách đối ngoại của Nhật Bản.

Năm 1603, Tokugawa Ieyasu (1542 - 1616) sau khi kế thừa bá nghiệp, mặc dù đã có những cố gắng để nối lại quan hệ với triều Minh để thu được một số lợi ích về thương mại nhưng tư tưởng ngoại giao và mục tiêu chính sách ông ta theo đuổi là: “Triều Tiên vào cống, Ryu Kyu xưng thần, vua và thủ lĩnh các nước man di An Nam, Giao Chỉ, Chiêm Thành, Xiêm La, Lữ Tống, Tây Dương, Campuchia…dâng thư vào cống” [70, tr.113].

Đến năm 1644, sau khi nhà Thanh thay nhà Minh thống trị Trung Quốc, quan điểm về sự hình thành “trật tự Hoa Di” mới đối lập với “trật tự Hoa Di” của Trung Quốc của Nhật Bản càng được thể hiện rõ. Nhật Bản quan niệm nhà Thanh vốn là tộc Mãn cũng là “Di” do đó đã không chịu nối lại quan hệ bang giao chính thức với nhà Thanh. Năm 1646, trong nỗ lực thực hiện công cuộc kháng chiến phản Thanh phục Minh, Trịnh Chi Long đã cử sứ giả đến Nhật Bản cầu viện, Mạc phủ đã có ý định giúp đỡ họ Trịnh chống lại Mãn Thanh. Chỉ khi nhận được những tin tức tình báo về sự thất bại rõ ràng của cuộc chiến “phản Thanh phục Minh”, Mạc phủ mới hủy bỏ quyết định đó. Tuy vậy, Nhật Bản cũng không vì thế mà gia nhập “hệ thống triều cống” lấy nhà Thanh là trung tâm. Ở Đông Á chỉ có Triều Tiên, Việt Nam, Ruy Kyu tham gia “hệ thống triều cống” của nhà Thanh mà thôi. Còn phía Nhật Bản, trong quan hệ với Trung Quốc thời Thanh luôn quan niệm rằng “chính quyền Mãn Thanh xuất thân Man Di không đáng để Nhật Bản đến triều cống” [41, tr.13]. Điều này lý giải cho tình trạng mối quan hệ bang giao chính thức

giữa hai nước không được hồi phục sau khi nhà Thanh được thành lập. Mặt khác nó cũng chứng tỏ quan niệm “trật tự Hoa Di” của Trung Quốc đã ảnh hưởng mạnh đến Nhật Bản như thế nào. Vì vậy, đúng như học giả Toby nhận định: “Nhật Bản muốn thay thế Trung Quốc trở thành “Trung Hoa mới”, không chỉ ở Đông Á, mà còn muốn trở thành trung tâm của thế giới” [22, tr.87].

Tiểu kết

Nếu như “Sự kiện tranh giành cống nạp” ở Ninh Ba năm 1523 dẫn đến sự kết thúc mối quan hệ thương mại triều cống giữa Trung Quốc và Nhật Bản thể hiện sự phá sản trong chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản và bước đầu suy thoái của hệ thống triều cống cũng như sự không chấp nhận của Nhật Bản đối với sự áp đặt của Trung Quốc trong trật tự quốc tế do Trung Quốc chi phối thì tai họa cướp biển là sự phá sản của chính sách “hải cấm” mà Trung Quốc thực hiện gần 2 thế kỷ.

Với “hệ thống triều cống”, trong thời kỳ lịch sử hàng mấy trăm năm, các nước xung quanh đều thi hành nghĩa vụ triều cống đối với Trung Quốc, nhưng Nhật Bản sau khi gia nhập trật tự này thì không giống như những nước khác luôn cam tâm cúi đầu xưng thần mà tìm mọi cách để thoát khỏi trật tự chi phối của Trung Quốc. Khi sức mạnh quốc gia vẫn chưa lớn mạnh, những người thống trị Nhật Bản sớm đã cố gắng có những hành động để phá vỡ “hệ thống triều cống” của Trung Quốc. Hành động phá vỡ “hệ thống triều cống” của Nhật Bản được thể hiện rõ nhất là cuộc xâm lược Triều Tiên của Hideyoshi (1592 - 1597). Có thể nói hành động xâm lược Triều Tiên cuối thế kỷ XVI và Ryu Kyu đầu thế kỷ XVII là những bước khởi đầu của việc Nhật Bản muốn phá vỡ “hệ thống triều cống”. Tuy thất bại nhưng Nhật Bản không từ bỏ ý đồ đó, một khi có được hoàn cảnh trong nước và quốc tế thuận lợi thì Nhật Bản lập tức thực hiện ngay tham vọng của mình.

Sang thế kỷ XVII, khu vực Đông Á bước vào thời kỳ xây dựng lại trật tự quan hệ quốc tế mới sau những biến động chính trị lớn ở Trung Quốc và Nhật Bản. Khi nhà Thanh thành lập và thống trị Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu bước vào thời kỳ “tỏa quốc”. Quan hệ Trung - Nhật thời kỳ Tokugawa triển khai trên cơ sở phía Nhật Bản đối phó với sự thay đổi về tình hình chính trị của Trung Quốc, phía Trung Quốc đối phó với những thay đổi về những thay đổi tình hình chính trị của Nhật Bản. Những tác động của tình hình chính trị khu vực Đông Á và của mỗi nước đã khiến cho mối quan hệ bang giao chính thức của hai nước bị gián đoạn trong khoảng hơn 300 năm (từ năm 1549 đến 1874).

Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản nửa sau thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII là một thời kỳ có thể nói là căng thẳng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước với đỉnh điểm là cuộc đụng độ giữa hai nước trên bán đảo Triều Tiên trong 7 năm (1592-1597). Mặc dù thời kỳ này hai nước có chiến tranh và không có quan hệ bang giao chính thức nhưng mối liên hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản không vì thế mà bị gián đoạn. Lực lượng quan trọng góp phần quan trọng duy trì mối quan hệ giữa nhân dân hai nước là các thương nhân hoạt động trong lĩnh vực thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Thông qua họ, quá trình giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước vẫn diễn ra liên tục và thường xuyên. Ngoài ra, những hoạt động của cướp biển và ngay cả con đường chiến tranh cũng là một hình thức của giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc.

Giống như Ninh Ba trong thế kỷ XIV-XVI giữ vai trò là “cửa ngõ” trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hải cảng Nagasaki trong thời kỳ này đã đóng vai trò quan trọng là cầu nối để duy trì quan hệ giữa hai nước trong bối cảnh phía Trung Quốc thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” và phía Nhật Bản thi hành chính sách “tỏa quốc”.

KẾT LUẬN

Từ những kết quả nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật thế kỷ XIV- XVII, có thể rút ra một số kết luận:

1. Trong lịch sử Đông Á, Trung Quốc đã xây dựng nên hệ thống triều cống như là một trật tự quan hệ quốc tế đặc thù của khu vực. Nguồn gốc lý luận của hệ thống triều cống này bắt nguồn từ quan niệm về sự khác biệt Hoa Di, sự vận dụng cụ thể của nó tùy theo sự thay thế của các triều đại và ngày càng hoàn thiện. Chế độ triều cống như là một trật tự bá quyền, nó được duy trì trong hai điều kiện: một là tình hình Trung Quốc ổn định thống nhất, Trung Quốc có đủ uy tín và điều kiện kinh tế để duy trì sự vận hành của trật tự này; hai là, các nước trong khu vực có tự nguyện tham gia vào hệ thống này hay không. Quan hệ giữa vương triều Minh và Nhật Bản phản ánh nguy cơ trong việc Trung Quốc duy trì thể chế thương mại triều cống. Mặc dù duy trì quan hệ thương mại triều cống với Trung Quốc hơn 100 năm, nhưng khác với những nước như Triều Tiên, Việt Nam, Nhật Bản không phải là nước phiên thuộc mà tính độc lập của Nhật Bản tương đối lớn, điều này lý giải cho sự phức tạp của quan hệ triều cống giữa hai nước thời kỳ này.

2. Mối quan hệ Trung -Nhật trong thời kỳ này chịu tác động sâu sắc của tình hình nội bộ hai quốc gia và chính sách đối ngoại của mỗi nước. Trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, triều Minh (1368- 1644) đã thi hành chính sách “hải cấm” để duy trì hệ thống sách phong triều cống với các quốc gia trong khu vực, nhưng đó là chính sách “ức thương” nên đã hạn chế sự phát triển của thương mại tư nhân, đặc biệt là cư dân ở ven biển Đông Nam. Chính sách đó đã tác động mạnh mẽ đến quan hệ giữa hai nước Trung -Nhật thời kỳ này. Lịch sử Nhật Bản thế kỷ XIV- XVII là thời kỳ có nhiều biến động với những cuộc chiến tranh giữa các thế lực cát cứ trước khi đi đến thống nhất vào cuối thế kỷ XVI. Sự tranh giành vai trò chủ đạo và quyền lợi đem lại từ mối quan hệ với

Trung Quốc đã dẫn đến những xung đột giữa các thế lực cát cứ khiến cho quan hệ hai nước càng thêm phức tạp.

3. Quan hệ Trung Nhật thế kỷ XIV - XVII trải qua nhiều bước thăng trầm, có giai đoạn phát triển, có thời kỳ bị cắt đứt, khi hòa hiếu, khi căng thẳng, thậm chí đã xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nhưng mối quan hệ thương mại và giao lưu văn hóa giữa nhân dân hai nước không bị gián đoạn. Điều này thể hiện quá trình liên tục của lịch sử quan hệ hai nước và nhu cầu tự thân của nhân dân hai nước trong việc duy trì mối quan hệ này. Căn cứ vào chính sách đối ngoại của chính quyền mỗi nước, nội dung và tính chất của mối quan hệ giữa hai nước thời kỳ này có thể chia làm hai thời kỳ nhỏ: thời kỳ “thương mại triều cống” (thế kỷ XIV - XVI) và thời kỳ thương mại tư nhân (thế kỷ XVI - XVII). Thời kỳ đầu vai trò chủ đạo trong hoạt động thương mại giữa hai nước là các đoàn sứ giả qua lại giữa hai bên; thời kỳ thứ hai, hoạt động thương mại triều cống chấm dứt, vai trò chủ đạo thuộc về các tập đoàn thương mại tư nhân, trong đó nổi bật nhất là các tập đoàn ở vùng biển phía Đông Nam Trung Quốc.

4. Bên cạnh quan hệ thương mại Trung - Nhật, vấn đề cướp biển cũng là một nội dung quan trọng trong quan hệ hai nước thời kỳ này. Cướp biển là hiện tượng tất yếu, thường xuyên xảy ra của giao thông và thương mại hàng hải, nguyên nhân của nạn cướp biển xuất phát từ những vấn đề nội tại của Trung Quốc và Nhật Bản thời kỳ này. Về phía Nhật Bản, đó là do tình trạng khan hiếm hàng hóa và nhu cầu về hàng hóa Trung Quốc không được đáp ứng đủ đã sinh ra hiện tượng cướp bóc. Thêm vào đó, tình trạng hỗn loạn của lịch sử Nhật Bản thời kỳ này với những cuộc chiến tranh liên miên, chính quyền trung ương không thể kiểm soát được các địa phương càng tạo điều kiện cho cướp biển hoành hành dữ dội. Về phía Trung Quốc, chính sách “hải cấm” đã triệt tiêu những nguồn sống của cư dân ven biển, buộc họ tham gia những toán

cướp biển kiêm thương nhân mà theo các nhà nghiên cứu có đến 7, 8 phần 10 là người Trung Quốc, còn lại là người Nhật Bản. Chỉ khi những nguyên nhân trên bị loại trừ, nạn cướp biển mới được giải quyết triệt để. 5. Chiến tranh Triều Tiên (1592-1597) là cuộc đụng đầu đầu tiên của hai cường quốc ở châu Á để tranh giành vai trò là quốc gia lãnh đạo trong khu vực Đông Á. Về mặt tư tưởng, đó là sự đụng đầu của tư tưởng “Hoa di” của Trung Quốc và “Thần quốc” của Nhật Bản. Kết cục của cuộc chiến tranh đã gây ra những hậu quả to lớn đối với cả hai nước. Trung Quốc thắng lợi nhưng cuộc chiến cũng đã chứng tỏ sự suy yếu của triều Minh, những gánh nặng của cuộc chiến đã góp một phần vào nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của triều đại này. Đối với Nhật Bản, cuộc chiến không những là sự khẳng định vị thế của Nhật Bản trước Trung Quốc với tư cách là quốc gia có địa vị bình đẳng, khẳng định sức mạnh đang lên của quốc gia này sau khi thống nhất mà còn thể hiện mong muốn được là bá chủ mới ở khu vực của nước này.

6. Quan hệ Trung - Nhật trong “hệ thống triều cống” vô cùng phức

Một phần của tài liệu Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII (Trang 74 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)