Thực trạng thị trƣờng gửi khách (outbound)

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 58)

- Mặt chính trị

2.1.3.Thực trạng thị trƣờng gửi khách (outbound)

2.1.3.1. Lƣợng khách

Khách du lịch Đơng Nam Á đi du lịch trong vùng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số khách đi du lịch nước ngồi trung bình chiếm trên 60% nhưng tốc độ tăng trưởng trung bình thấp chỉ đạt mức 3,2%/năm.

Xét thị trường khách du lịch các nước ASEAN đi du lịch ngồi vùng cho thấy khách du lịch các nước ASEAN đi du lịch nhiều nhất ở khu vực Đơng Bắc Á, chiếm trung bình 70,4% trong tổng số khách. Tuy nhiên tốc độ

tăng trưởng của lượng khách ASEAN đi du lịch vùng Đơng Bắc Á tăng chưa nhanh so với khách ASEAN đi du lịch các nơi khác.

Lượng khách ASEAN đi du lịch ngồi vùng Đơng Á -Thái Bình Dương (châu Âu, châu Mỹ, châu Phi) chiếm một tỷ lệ nhỏ, trung bình chiếm khoảng 4-7% trong tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngồi. Xu hướng khách ASEAN đi du lịch các nước Châu Âu, Châu Mỹ đang ngày một tăng với tốc độ trung bình 14,6%/năm.

Trong mười năm qua, so sánh các khu vực trên thế giới, Châu Úc là nơi thu hút khách ASEAN đi du lịch mạnh nhất. Những năm 1980, lượng khách ASEAN đi du lịch Châu Úc chỉ chiếm khoảng 0,4% trong tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngồi thì những năm 1990 con số này đã đạt trên 4%. Như vậy, Châu Úc đang thu hút khách du lịch đến từ các nước ASEAN mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình 36%/năm.

Riêng Nam Á đang giảm sức thu hút khách ASEAN biểu hiện qua sự suy giảm tỷ lệ % của số khách ASEAN đến Nam Á. Những năm 80 của thế kỷ XX, trung bình khoảng 4-5% khách ASEAN đi du lịch các nước Nam Á, nhưng nay chỉ chiếm 1% tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngồi.

Trong khu vực các nước ASEAN, Singapore là nước cĩ nhiều khách đi du lịch nước ngồi nhất với số lượng khách hàng năm ra nước ngồi gần bằng lượng khách quốc tế đến Singapore (trung bình 6 triệu lượt khách/năm). Như vậy thấy rằng Singapore cũng là một trong những thị trường gửi khách hàng đầu trên thế giới và là một thị trường tiềm năng mà Việt Nam cĩ thể khai thác.

Malaysia là thị trường gửi khách thứ hai trong vùng với số lượng khách hàng năm khoảng ba triệu lượt. Sau đĩ là Indonesia, Thailand và Phillippines hàng năm trung bình cĩ từ một đến hai triệu khách đi du lịch nước ngồi.

Những khách đến từ các nước này thường yêu cầu dịch vụ thấp hơn so với khách du lịch Singapore.

Thị trường gửi khách các nước cịn lại như Việt Nam, Lào, Myanmar, Brunei, Campuchia cịn hạn chế. Hàng năm mỗi nước chỉ cĩ khoảng trên dưới một trăm ngàn cho đến vài trăm ngàn lượt khách đi du lịch nước ngồi. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tác động của loại thị trường này do mức thu nhập trên đầu người ở các nước này cịn thấp, các thủ tục điều kiện đi du lịch cịn nhiều khĩ khăn (visa, xuất nhập cảnh...). Tuy nhiên khơng thể xem nhẹ những thị trường này. Cụ thể, ở Việt Nam những năm gần đây nhờ nền kinh tế ''mở cửa'', các điều kiện đi lại dễ dàng hơn, các thủ tục xuất nhập cảnh cĩ thay đổi theo chiều hướng thuận lợi, thu nhập cùng với các nhận thức về du lịch đã tăng lên nên khách Việt Nam đi du lịch nhiều hơn, thường đến những thị trường như Thailand, HongKong, Trung Quốc... hợp với mức thu nhập cá nhân.

Tĩm lại, thị trường khách ASEAN đi lại trong vùng vẫn là cơ bản và luơn luơn chiếm trên 60% trong tổng số khách ASEAN đi du lịch nước ngồi nên Việt Nam cần khai thác thị trường này, đặc biệt khách từ năm nước phát triển nhất trong khu vực. Thu hút khách từ các nước trong khu vực khơng chỉ tăng thêm thu nhập ngoại tệ mà cịn phát triển mối quan hệ giữa các nước để nhằm trao đổi văn hố, kinh tế, xã hội và gĩp phần thúc đẩy khối các nước ASEAN ngày càng phát triển vững mạnh.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 58)