Những chính sách và biện pháp phát triển du lịch chung giữa các nƣớc ASEAN

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 89)

- Mặt chính trị

QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP ASEAN

3.2.1. Những chính sách và biện pháp phát triển du lịch chung giữa các nƣớc ASEAN

các nƣớc ASEAN

Để đưa du lịch ASEAN phát triển theo hướng trên, các nước ASEAN đã xây dựng một kế hoạch hành động chung.

Hợp tác du lịch ASEAN được chính thức từ năm 1976 sau việc thành lập tiểu ban du lịch trong uỷ ban ASEAN về thương mại và du lịch. Tiểu ban du lịch ASEAN đã thực hiện hiệu quả các chương trình du lịch của vùng về xúc tiến, tiếp thị và nghiên cứu. Thành tích cụ thể nhất của việc hợp tác du lịch ASEAN là tổ chức năm du lịch ASEAN 1992, việc tổ chức hàng năm Hội nghị du lịch ASEAN, việc thành lập trung tâm thơng tin du lịch ASEAN năm 1988, Sáu văn phịng xúc tiến du lịch ASEAN đã được đặt tại các thị trường chính. Du lịch ASEAN đã nhận được sự giúp đỡ kỹ thuật của Liên hiệp Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc về các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu và đào tạo. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 5 ở Bangkok ngày 15/12/95 vạch ra phương hướng cho các nước ASEAN tập trung vào thúc đẩy phát triển du lịch bền vững, bảo tồn, duy trì các nguồn văn hố và mơi trường, chuẩn bị đầy đủ về giao thơng và cơ sở hạ tầng khác, đơn giản hố thủ tục

xuất nhập cảnh, phát triển nguồn nhân lực. Tất cả các nước ASEAN đều cơng nhận vai trị chiến lược của ngành du lịch trong sự phát triển kinh tế của từng nước và khu vực. Chương trình hành động là một tài liệu chiến lược tạo ra sự hợp tác sâu rộng hơn trong các nước ASEAN và ràng buộc các nước ASEAN vào một khối liên minh vững chắc hơn trong thập kỷ tới.

Ngành du lịch ASEAN sẽ gặp thuận lợi từ việc tăng cường ảnh hưởng của các nước thành viên, kết quả của quá trình tồn cầu hố về thương mại và đầu tư, các tiến bộ trong giao thơng vận tải, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin... Như đã đề cập ở những phần trên, ASEAN là một khu vực cĩ sự thống nhất trong đa dạng thể hiện qua văn hố và thiên nhiên phong phú với những di sản nổi tiếng thế giới. Do đĩ các mục tiêu hợp tác ASEAN về du lịch là:

- Để phát triển và xúc tiến ASEAN như một điểm du lịch thống nhất với tiêu chuẩn, thiết bị và sự hấp dẫn ở tầm thế giới.

- Mở rộng phạm vi hợp tác, thu hút cả kinh tế nhà nước và tư nhân nhằm tạo điều kiện cho việc đi lại giữa các nước ASEAN, tự do thương mại và đầu tư trong dịch vụ du lịch.

- Tạo ra một diễn đàn chung để thảo luận các vấn đề chính và sự phát triển du lịch.

Các lĩnh vực chính trong việc thúc đẩy hợp tác du lịch được các nước ASEAN chú trọng gồm:

- Trao đổi thơng tin và kinh nghiệm.

- Phối hợp, điều hồ các chính sách du lịch và chương trình du lịch. - Phối hợp trong tiếp thị, đào tạo, nghiên cứu thơng tin.

- Khuyến khích du lịch để tạo điều kiện cho sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và các phương tiện liên quan đến du lịch.

- Khuyến khích sự tham gia của kinh tế tư nhân, thúc đẩy sự hợp tác giữa tư nhân và nhà nước.

- Hợp tác chặt chẽ với các bên đối thoại của ASEAN và các thị trường tiềm năng để thúc đẩy sự phát triển ASEAN.

- Cùng tiếp cận với các vấn đề du lịch thế giới và khu vực với quyền lợi chung.

Để cụ thể hố kế hoạch hành động chung các nước ASEAN đã thống nhất cùng nhau thơng qua năm chiến lược cĩ ý nghĩa quan trọng:

Chiến lược 1: Tiếp thị vùng ASEAN như một điểm du lịch thống nhất với sự hấp dẫn đa dạng và dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế.

Các hoạt động liên quan:

- Xúc tiến ASEAN như một điểm du lịch chung, cung cấp các chương trình du lịch trọn gĩi cĩ chủ đề để khách du lịch khám phá vùng và cĩ thể tập trung ở một số lĩnh vực quan tâm. Xúc tiến, tiếp thị chương trình du lịch trọn gĩi gồm một số nước ASEAN để khách du lịch cĩ thể chiêm ngưỡng nhiều mặt của vùng ASEAN.

- Tổ chức các sự kiện tồn ASEAN trong giai đoạn nhất định trong năm. Tất cả các sự kiện này nên tổ chức đồng thời để khách du lịch cĩ thể đi từ điểm này sang điểm khác để xem tất cả các sự kiện. Các sự kiện này phải cĩ chung một chủ đề ví dụ ẩm thực ASEAN, Nghệ thuật ASEAN...

- Đẩy mạnh mạng lưới du lịch và những tiếp xúc ở các thị trường gửi khách trọng điểm và ở các hội chợ du lịch, thơng qua các loại bản đồ, sách hướng dẫn du lịch về ASEAN, phim, các lớp học, hội thảo, hội nghị, thu hút các hãng lữ hành và các cơ quan truyền thơng.

- Đẩy mạnh hợp tác giữa nhà nước và tư nhân thành một lực lượng tiếp thị quảng bá dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Du lịch ASEAN, diễn đàn du lịch ASEAN và các cơ quan liên quan khác.

- Tăng cường ủng hộ mang tính pháp lý thơng qua các chính sách, chiến lược tiếp thị của các cơ quan du lịch quốc gia các nước ASEAN, cơ quan xúc tiến ASEAN, Nhĩm thơng tin ASEAN trong việc thực hiện các quan hệ xã hội và các hoạt động khác nhằm xúc tiến du lịch ASEAN.

- Lập quĩ du lịch ASEAN cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến chung.

- Xuất bản niên giám ASEAN về các sản phẩm du lịch và dịch vụ dưới dạng sách và dưới dạng thơng tin trên Internet.

- Đề cao đảm bảo an ninh an tồn cho khách du lịch quốc tế.

Chiến lược 2: Khuyến khích đầu tư du lịch bằng một chính sách mang tính cạnh tranh cao hơn.

Với vai trị cĩ tính chiến lược trong nền kinh tế khu vực, du lịch ASEAN phải giữ được nhịp độ với quá trình tồn cầu hố và tự do hố thị trường, nhằm tạo cơ hội cho du lịch mở rộng và cạnh tranh qua biên giới quốc gia, thu hút đầu tư, cơng nghệ để duy trì sức sống lâu dài cho du lịch.

Các hoạt động liên quan:

- Tăng cường sự ràng buộc và kế hoạch của ngành dịch vụ du lịch trong khuơn khổ thoả thuận dịch vụ ASEAN.

- Điều phối và cân đối chính sách, chương trình đầu tư du lịch nhằm can thiệp vào chính sách đầu tư chung và những ưu đãi.

- Phát hành sách hướng dẫn về đầu tư du lịch để làm rõ hệ thống các thủ tục, qui định liên quan đến đầu tư du lịch của các nước thành viên.

- Khuyến khích các tập đồn đầu tư chung vào nước thứ ba. Xúc tiến khu vực như một khu vực hấp dẫn đầu tư du lịch.

- Loại bỏ những thủ tục phiền hà cản trở, ngăn chặn dịng đầu tư nước ngồi, cản trở trong việc đi lại của những người tham gia, của chuyên gia về quản lý và kỹ thuật chuyên ngành, và những nhân viên khác để nâng cao chất lượng, hiệu quả của dịch vụ du lịch.

- Tạo điều kiện cho sự di chuyển tự do của lực lượng lao động liên quan đến ngành du lịch.

Chiến lược 3: Xây dựng một nhĩm đánh giá nguồn nhân lực trong du lịch.

Du lịch là một ngành đặc biệt cần lực lượng lao động và khả năng về nhân lực. Nhân lực được đào tạo lành nghề là một yếu tố tối cần thiết cho sự thành cơng của bất cứ một kế hoạch hoặc một chương trình phát triển du lịch nào. Quan trọng hơn, con người là yếu tố làm nên sự hấp dẫn khác biệt sống cịn của một điểm du lịch. Tiếp tục nhấn mạnh việc đào tạo giáo dục du lịch là cần thiết vì nĩ khơng chỉ duy trì ưu thế cạnh tranh của ASEAN mà cịn nâng cao kỹ năng của nhân viên để đáp ứng được địi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ và sự lành nghề trong du lịch.

Các hoạt động liên quan:

- Hợp tác trong việc giáo dục đào tạo nguồn nhân lực bằng việc chia xẻ nguồn, kỹ năng, phương tiện đào tạo, mạng lưới các trung tâm đào tạo du lịch, chuẩn bị đầy đủ các chuyên gia, giáo viên, nhấn mạnh việc đào tạo các kỹ năng mới và cơng nghệ mới.

- Đẩy mạnh hợp tác nhà nước- tư nhân trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, thơng qua các hoạt động liên quan như ASEANTA, PATA, WTTC, WTO.

- Tiến hành việc đánh giá nhu cầu đào tạo, xác định chắc chắn những địi hỏi về nhân lực và kỹ năng.

Chiến lược 4: Khuyến khích du lịch sinh thái bền vững.

Quĩ bảo tồn thiên nhiên thế giới ước tính các nước đang phát triển thu 55 tỉ USD về du lịch trong đĩ khoảng 12 tỉ USD từ du lịch sinh thái. Tuy nhiên, sự phát triển du lịch lại làm tổn hại đến sự phát triển của cộng đồng dân cư địa phương, khơng chỉ do ảnh hưởng của sự thay đổi mơi trường, cảnh quan thiên nhiên, của cơng trường xây dựng mà cịn ảnh hưởng đến hệ động thực vật. Các nước ASEAN phải tham gia vào giải quyết vấn đề chung, đưa việc quản lý và bảo vệ mơi trường là một thành phần khơng thể tách rời của quá trình phát triển du lịch, đĩng gĩp cho việc bảo vệ, duy trì các khu vực tự nhiên và hệ sinh thái đồng thời đưa lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Các hoạt động liên quan:

- Đánh giá lại tồn bộ khả năng của cơ sở kinh tế và pháp lý để mang lại du lịch bền vững.

- Xuất bản sách hướng dẫn về việc đánh giá và kiểm nghiệm ảnh hưởng của du lịch đến văn hố và mơi trường địa phương, đặc biệt ở các vùng nhạy cảm về mơi trường và văn hố.

- Tăng cường các thơng tin đại chúng và chương trình nhận thức, phối hợp với các phương tiện thơng tin đại chúng để giáo dục và đạt được sự chấp nhận về du lịch bền vững từ cộng đồng, đặc biệt ở mức làng xã.

- Củng cố quan hệ nhà nước - tư nhân trong kế hoạch phát triển du lịch bền vững.

Chiến lược 5: Tạo điều kiện dễ dàng và thuận lợi cho việc đi du lịch giữa các nước ASEAN.

Để du lịch gặt hái được kết quả phải đáp ứng được các tiện nghi theo địi hỏi của khách du lịch như sân bay, khách sạn, giao thơng mặt đất, và các dịch vụ phục vụ cuộc sống như điện ,nước, thơng tin liên lạc.Thiếu những cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch thì sẽ cản trở sự phát triển của du lịch. Khả năng tiếp cận là yếu tố quan trọng trong sự thành cơng của du lịch, địi hỏi các điểm du lịch của ASEAN phải được liên kết với nhau thơng qua một mạng lưới giao thơng và viễn thơng thống nhất.

Sự phát triển nhanh trong du lịch thường gắn liền với sự phát triển nhanh đường hàng khơng và chiụ ảnh hưởng lớn của chính sách hàng khơng. Các nước thành viên phải duy trì sự ủng hộ đối với hệ thống tự do thương mại quốc tế,chính sách cải tổ để các dịch vụ hàng khơng cĩ tính cạnh tranh cao hơn, tự do hố trong viễn thơng và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật.

Các hoạt động liên quan:

- Làm thơng thống các quá trình kiểm tra, các thủ tục tại cửa khẩu. Mở rộng “hành lang ASEAN” cho các cửa ngõ quốc tế, nơi thực hiện tiêu chuẩn hố các thủ tục hải quan, Xuất nhập cảnh và kiểm dịch. Thử áp dụng hộ chiếu thơng minh và thẻ thơng minh thực hiện việc tự động kiểm tra biên giới, mở rộng việc miễn visa.

- Ủng hộ việc cải cách tự do hố đang diễn ra trong vận tải hàng khơng, vận tải biển và viễn thơng.

- Thể hiện sự ủng hộ, khơng hạn chế việc tài chính và các cơng nghệ liên quan được các cơ quan trong vùng và ngồi vùng mang đến như từ kinh tế tư nhân, từ các bên đối thoại của ASEAN, và từ các tổ chức khu vực và quốc tế.

- Báo cáo quá trình thực hiện cho Hội nghị Bộ trưởng Du lịch các nước ASEAN hàng năm.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)