Những thành tựu

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 64)

- Mặt chính trị

2.1. Những thành tựu

Trong những năm gần đây du lịch Việt Nam cĩ những bước tiến vượt bậc như:

Về lượng khách du lịch: Giai đoạn 1990 - 2003 lượng khách du lịch quốc tế tăng lên 10 lần, khách du lịch nội địa tăng lên khoảng 13 lần, thu nhập từ du lịch tăng trung bình 25% năm và đạt khoảng 26.000 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2003. Năm 2004 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 2,928 triệu. Khách nội địa cũng tăng lên đáng kể và đạt khoảng 13,6% so với năm 2004. Khoảng 10 năm trước, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ bằng 1/20 của Phillippines và bằng 1/40 của Singapore, Malaysia và Thailand, đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn cịn khoảng 1/3, 1/4 của Singapore, Malaysia và Thailand và đã vượt qua Phillippines [28,tr265].

Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất du lịch Việt Nam cũng cĩ những bước phát triển vượt bậc. Đến nay, về cơ sở lưu trú cĩ 6.720 cơ sở lưu trú với 136.240 buồng, trong đĩ cĩ 2.698 khách sạn được sếp hạng từ 1 đến 5 sao với 79.084 buồng. Phương tiện vận chuyển du lịch dần được hiện đại hĩa. Các khu du lịch, sân golf, cơng viên chủ đề và cơ sở vui chơi giải trí được xây dựng và đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu du khách [18].

Về doanh nghiệp du lịch: Hoạt động du lịch diễn ra hết sức rầm rộ và đã thu hút sự tham gia của hầu hết các thành phần kinh tế với hơn 350 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trên 10.000 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Tính đến nay, du lịch Việt Nam đã tạo ra trên 22 vạn việc làm trực tiếp và mục tiêu sẽ tạo ra 1,4 triệu việc làm trực tiếp trong thời gian tới [18].

Ngồi ra một yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam là cơ chế, chính sách phát triển du lịch của quốc gia, luật pháp du lịch từng bước được hình thành và hồn thiện. Chiến lược và quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch đến năm 2010 được phê duyệt và đang được triển khai hoạt động.

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức du lịch quốc tế, tham gia các diễn đàn và hợp tác các tiểu vùng và khu vực, ký hiệp định hợp tác du lịch với 25 nước, cĩ quan hệ bạn hàng với hơn 1000 hãng của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ. Với những kết quả hợp tác như vậy, du lịch Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, tích luỹ kinh nghiệm, thu hút được nhiều dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngồi vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn lên đến hơn 4,5 tỷ USD.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)