Lƣợng khách

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 52)

- Mặt chính trị

2.1.2.1. Lƣợng khách

Du lịch khu vực ASEAN trong thời gian 1995 - 2004 đã cĩ nhiều biến đổi về số lượng cũng như chất lượng. Những năm 1960, 1970 thị phần của các nước Đơng Nam Á và Đơng Á Thái Bình Dương trên thị trường du lịch tồn thế giới chiếm một phần rất nhỏ và vẫn cịn là những điểm du lịch xa lạ đối với các khách du lịch quốc tế. Nhưng trong những năm 1980-1990 thị phần này đã thay đổi rõ rệt, cụ thể là năm 1987 khu vực Đơng Nam Á chiếm 3,54% thị phần khách trên thế giới và 32,49% thị phần khách của Đơng Á - Thái Bình Dương. Năm 1998, khu vực Đơng Nam Á chiếm 4,6% thị phần khách trên tồn thế giới và 33,4% thị phần khách của Đơng Á - Thái Bình Dương [29].

Do khủng hoảng kinh tế tồn cầu, lượng khách du lịch quốc tế đến khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương giảm 1,2% trong hai năm liên tiếp 1997 và 1998. Riêng khu vực ASEAN năm 1998 lượng khách giảm 5,1%, chỉ đạt 29,733 triệu lượt khách nhưng sau đĩ lượng khách quốc tế đến khu vực ASEAN lại tăng lên, cụ thể năm 1999 đạt 34,245 triệu lượt khách (tăng 15,1%); Năm 2000 đạt 39,136 triệu lượt khách (tăng 14,4%); Năm 2001 đạt 41,960 triệu lượt khách (tăng 7,2%); Năm 2002 đạt 43,763 triệu lượt khách (tăng 4,3%); Năm 2003 lượng khách giảm xuống do dịch SARS và chỉ đạt

38,371 triệu lượt khách (giảm 12,3%); năm 2004 đạt 49,964 triệu lượt khách (tăng 30,2 %). Tốc độ tăng trưởng trung bình trong khoảng 1995 đến 2004 là 6% với tổng số khách đạt được là 369,346 triệu lượt khách [28,tr255].

Bảng 2: Lƣợng khách du lịch quốc tế đến ASEAN Giai đoạn 1995 -2004 [28, tr 223-270] ĐVT: Nghìn khách Quốc gia 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1995 2004 Brunei - - 643 964 955 984 840 891 944 1,001 7,222 Cambodi a 220 260 219 176 263 466 605 787 701 1,055 4,752 Indonesia 4,324 5,034 5,185 4,606 4,728 5,064 5,154 4,914 4,371 5,321 48,702 Lao PDR 346 403 463 500 624 737 674 736 636 895 6,015 Malaysia 7,469 7,138 6,211 5,551 7,931 10,272 12,775 13,292 10,577 15,703 96,919 Myanma r 110 163 189 198 195 271 205 217 597 657 2,802 Philippin es 1,760 2,049 2,223 2,149 1,971 1,992 1,797 1,933 1,907 2,291 20,073 Singapor e 7,137 7,293 7,198 6,242 6,967 7,691 7,519 7,567 6,127 8,375 72,116 Thailand 6,952 7,244 7,294 7,843 8,798 9,509 10,062 10,799 10,082 11,737 90,320 Vietnam 1,351 1,607 1,716 1,504 1,782 2,150 2,330 2,628 2,429 2,928 20,424 ASEAN 29,669 31,193 31,340 29,733 34,215 39,136 41,960 43,763 38,371 49,964 369,346 ASEAN 5 27,642 28,759 28,111 26,391 30,396 34,528 37,306 38,505 33,064 43,428 328,130 BCLMV 2,027 2,434 3,230 3,342 3,819 4,608 4,654 5,258 5,307 6,536 41,215 2.1.2.2. Cơ cấu khách

Thị trường khách du lịch chủ yếu đến khu vực Đơng Nam Á là khách ASEAN đi lại trong vùng, năm 2004 lượng khách này chiếm trung bình hơn 46.1% tổng số khách. Tiếp theo là thị trường khách Đơng Bắc Á và Nam Á chiếm 26.9% trên tổng số; thị trường khách Châu Âu chỉ chiếm trung bình

khoảng 11.7%; khách Châu Mỹ khoảng 5,2%; khách Châu Úc chiếm khoảng 4,3%. Các nước khác chiếm tỷ lệ khoảng 5.8% trong tổng số khách đến khu vực ASEAN [28,tr236].

So với những năm 1980, mặc dù lượng khách vẫn tăng tuyệt đối nhưng thị phần của thị trường khách ASEAN đi lại trong vùng và thị trường Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ đến ASEAN cĩ xu hướng giảm đi, trong khi thị trường khách Đơng Bắc Á đến ASEAN ngày một nhiều hơn.

- Thị trường khách ASEAN đi lại trong vùng:

Tốc độ tăng trưởng của lượng khách ASEAN đi du lịch trong vùng thời kỳ 1995 - 2004 là 7,72%/năm [28,tr235]. Trong khu vực ASEAN, Malaysia là điểm du lịch đĩn nhiều khách ASEAN nhất với 71.580 khách trong giai đoạn 1995 - 2004 và chiếm 46,8% so với cả khu vực. Tiếp theo là Singapore đĩn được 15,6%, Thailand 14,5%, Indonesia 13,1%. Việt Nam chỉ đĩn được 1,2% lượng khách ASEAN [28,tr266]. Việc Việt Nam đĩn được ít khách như vậy do nhiều nguyên nhân như thủ tục đi lại, visa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực cịn nhiều khĩ khăn trong khi khách du lịch đi lại giữa các nước khác thủ tục đơn giản, giá cả ở Việt Nam cao hơn các nước khác, quảng cáo tiếp thị du lịch Việt Nam ở các nước ASEAN cịn ít...

Bảng 3: Thị phần khách du lịch quốc tế đến ASEAN Giai đoạn 1995 -2004 [28, tr 223-270] Đơn vị tính: % Nƣớc gửi khách 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1995 2004 ASEAN

Khu vực khác của thế giới ASIA (ngồi ASEAN) Châu Âu 39,8 60,2 32,0 14,5 37,3 62,7 34,0 13,9 38,2 61,8 33,0 14,3 37,1 62,9 30,4 15,1 40,3 59,7 30,4 13,9 40,7 59,3 30,5 13,6 42,7 57,3 29,0 14,2 42,9 57,1 29,4 12,7 44,3 55,7 28,1 13,0 46,1 53,9 26,9 11,7 41,4 58,6 30,1 13,6

Châu Mỹ Châu Đại Dƣơng Khu vực khác 5,9 4,2 3,8 5,7 4,4 4,7 6,1 5,2 3,1 6,7 5,3 5,4 6,3 5,3 3,8 6,1 4,8 4,3 5,6 4,8 3,7 5,3 4,5 5,1 5,7 4,1 4,8 5,2 4,3 5,8 5,8 4,7 4,5 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Ba thị trường đĩn nhiều khách Đơng Bắc Á và Nam Á nhất là Thailand, Singapore, Indonesia. Việt Nam chỉ đứng trên Brunei, Myanmar, Cambodia và Lào.

Khách Nhật Bản trong giai đoạn 1995-2004 đến Thailand và Singapore nhiều nhất, trung bình khoảng 30% trên tổng số khách Nhật đến Thailand và khoảng 25% khách du lịch Nhật đến Singapore.Tốc độ tăng trưởng của khách Nhật Bản đến ASEAN giai đoạn 1998-2004 là 2,12%/năm. Việt Nam chỉ thu hút được khoảng 4.9% tổng số du khách Nhật Bản đến ASEAN [28,tr267].

Khách Đài Loan, Hongkong, Hàn Quốc thường đi du lịch Thailand, Singapore và hai nước này đã đĩn trên 55% tổng lượng khách của mỗi thị trường này đến khu vực hàng năm. Khách Hàn Quốc đến khu vực nghỉ dưỡng ngày một tăng, với tốc độ tăng trung bình giai đoạn 1998-2004 là 25,68% hàng năm [28,tr235]. Nước đĩn nhiều khách Hàn Quốc nhất là Thailand với 37,2% tổng lượng khách giai đoạn 1995 - 2004, Việt Nam mới chỉ đĩn được khoảng 5% [28,tr268]. Khách Đài Loan đến vùng luơn giảm trong khoảng 1995- 2003 nhưng đã cĩ dấu hiệu tăng lên vào năm 2004 với 12,51%. Khách HongKong tăng 2,58%/năm giai đoạn 1995-2004 [28,tr235]. Đài Loan và HongKong cũng là hai thị trường khách hấp dẫn của Việt Nam tuy rằng so với khối 5 nước phát triển nhất trong khu vực thì thị phần khách đến Việt Nam của hai thị trường nĩi trên cịn nhỏ.

Khách Trung Quốc: Ngồi Thailand và Singapore là hai thị trường đĩn nhiều khách Trung Quốc trong nhiều năm, Việt Nam đang là một thị trường mới nổi và những năm gần đây đã đĩn nhiều khách Trung Quốc. Năm 2004 Việt

Nam đĩn được 778 nghìn lượt khách Trung Quốc và 5,246 triệu khách trong giai đoạn 1995-2004 đạt 26,3% tổng lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam và chỉ xếp sau Thailand là nước dẫn đầu về đĩn khách Trung Quốc trong khu vực. Như vậy Việt Nam cĩ lợi thế hơn các nước khác về đĩn khách Trung Quốc [28,tr268].

- Thị trường khách Châu Âu

Khách du lịch Châu Âu đến ASEAN khá ổn định trong khoảng 4,5 đến 5 triệu khách một năm. Thời gian từ 1995 đến 2004 số lượng khách Châu Âu đến ASEAN đạt 50,065 triệu [28,tr233]. Trong số các nước thành viên ASEAN thì Thailand chiếm thị phần khách Châu Âu lơn nhất với 40,4% tiếp theo là Singapore với 20,3%, Indonesia 15,2%. Việt Nam đứng thứ 6 với 4,7% và trong khoảng 1995-2004 Việt Nam đĩn được 2,376 triệu lượt khách Châu Âu [28,tr267].

Khách Anh: Đến Thailand nhiều nhất, trung bình 32,1% tổng lượng khách Anh đến khu vực. Tiếp theo là thị trường Singapore, hàng năm đĩn trung bình 28,7% tổng lượng khách Anh của khu vực. Tốc độ tăng trung bình của khách Anh đến vùng đạt 5,51%/năm giai đoạn 1995-2004 [28,tr232].

Khách Đức: Thailand là điểm du lịch khách Đức ưa thích nhất trong cả khu vực, trung bình chiếm hơn 43% tổng lượng khách Đức đi du lịch trong vùng. Sau đĩ là điểm du lịch Singapore chiếm trung bình 23,5% tổng lượng khách. Tốc độ tăng trưởng của khách Đức đến khu vực ASEAN đạt 2,44%/năm trong giai đoạn 1998-2004 [28,tr232].

Khách Pháp, Ý, Hà Lan và khách Bắc Âu đi du lịch nhiều ở Thailand. Tiếp theo đĩ những điểm cũng hấp dẫn các thị trường khách này là Singapore, Indonesia. Trong các nước Tây Âu, khách Pháp đến với tốc độ tăng trung bình hàng năm khá cao khoảng 3,06%/năm trong giai đoạn 1998-2004 [28].

Các thị trường khách cịn lại tăng ít trong giai đoạn vừa qua. Việt Nam đứng thứ ba về đĩn khách Pháp trong khu vực, chiếm trung bình khoảng 15% tổng số khách Pháp đến cả khu vực. Do mối quan hệ trao đổi thương mại, văn hố, kinh tế... cĩ bề dày lịch sử với Pháp nên Việt Nam cĩ ưu thế hơn các nước khác trong việc khai thác thị trường khách Pháp.

- Thị trường khách Châu Mỹ:

Những điểm du lịch mà các khách Châu Mỹ thường đến là Thailand, Singapore, Phillippines. Khách Mỹ, Canada trong những năm gần đây cĩ xu hướng đi du lịch Phillipines hơn là Thailand và Singapore. Lượng khách Mỹ đến vùng Đơng Nam Á trong khoảng thời gian 1995-2004 tăng trung bình hàng năm với tốc độ 4,26%/năm [28]. Khách Canada đạt tốc độ tăng trung bình là 5,92%/năm. Thailand, Singapore, Indonesia là ba điểm du lịch nghỉ dưỡng, thương mại của khách Mỹ trong khi Phillippines, Việt Nam là hai điểm du lịch văn hố, lịch sử và thường hấp dẫn các đối tượng là cựu chiến binh.

- Thị trường khách Châu Úc:

Trong khu vực ASEAN, khách Châu Úc đi du lịch chủ yếu ở Singapore, Indonesia, Thailand. Trong đĩ khách Châu Úc thích đi du lịch Singapore nhất, tính trung bình trong khoảng thời gian 1995-2004 đã cĩ 30,3% tổng lượng khách đến ASEAN, con số này ở Thái Lan là 19,9%, Indonesia là 26,7%. Thị trường khách Châu Úc với hai loại khách chủ yếu từ Úc và Newzealand đến khu vực với tốc độ tăng đều trong khoảng 5-6%/năm. Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 nước ở khu vực về nhận thị trường khách này [28,tr269].

Tĩm lại, khách đi lại giữa các nước trong vùng vẫn là thị trường khách chủ yếu do phương tiện đi lại giữa các nước tương đối gần và dễ tiếp cận, cách

sinh hoạt của các dân tộc trong vùng tương đồng, chi phí du lịch tại các nước ASEAN rẻ, hợp với mức thu nhập cá nhân của khách du lịch ASEAN.

Đối với thị trường khách du lịch các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc thì ASEAN là điểm du lịch mới lạ trong thập kỷ gần đây. Khách du lịch đi nghỉ dài ngày ở các nước này thường đến khu vực ASEAN vì tính hiếu kỳ, những mong muốn thưởng thức phong cảnh thiên nhiên hoang dã, nguyên sơ, nghỉ dưỡng ở các bãi biển nhiệt đới (Thailand, Singapore, Indonesia), thay đổi mơi trường sống hàng ngày, tham quan các kỳ quan di sản thế giới như Angkorwat (Cambodia), Vịnh Hạ Long (Việt Nam), chùa vàng Shwedagon (Myanmar), mơi trường sinh thái ở Lào, tìm hiểu lối sống của người dân bản địa, dân tộc thiểu số ở các nước, tham quan di tích lịch sử cũ...

Việt Nam đứng thứ 6 trong tổng số 10 nước về đĩn lượng khách quốc tế hàng năm. Trong các thị trường khách đến thì Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, châu Úc là những thị trường khách chính của Việt Nam. Thị trường khách ASEAN đến Việt Nam so với các nước khác cịn ít nhưng cĩ tiềm năng vì khách đi lại trong vùng vẫn là thị trường cơ bản và sự hội nhập ASEAN sẽ giúp Việt Nam cĩ điều kiện tăng trao đổi du lịch với các nước hơn.

Một phần của tài liệu cơ hội và thách thức của du lịch Việt Nam trong quá trình hội nhập Asean (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)