Cọc bê tông cốt thép

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 39)

Cọc bê tông cốt thép là loại cọc dùng phổ biến trong việc xây dựng các công trình trên nền đất yếu. Loại cọc này có khả năng tiếp thu được tải trọng lớn từ công trình, mỗi cọc có thể chịu được tải trọng 250300 tấn. Cọc thường được cấu tạo tiết diện tròn, vuông, tam giác hoặc đa giác. Để tăng tính kinh tế, giảm bớt lượng xi măng, thép và dễ dàng hơn trong vận chuyển, thay vì cọc đặc như trước đây người ta thường chế tạo những cọc rỗng. Với những cọc có chiều dài lớn người ta thường dùng loại cọc bê tông cốt thép ứng lực trước để tăng cường khả năng chịu lực của cọc.

c) Cọc nhồi

Cọc nhồi là loại cọc được chế tạo hạ xuống đất ngay tại chỗ bằng cách khoan đào sẵn trong đất những lỗ cọc, đặt cốt thép sau đó đổ bê tông nhồi đầy lỗ cọc. Để cho lỗ cọc không bị sụt nở, người ta thường dùng ống vách bằng thép kết hợp với dung dịch sét bentonite.

Cọc nhồi khắc phục được một trong những khó khăn chủ yếu khi ứng dụng móng cọc ở nước ta là thiết bi đóng hạ cọc còn hạn chế.

Hình 1.25 Trình tự thi công cọc khoan nhồi

Hình 1-26. Móng cọc khoan nhồi

1.4.4 Nhóm phương pháp dùng đất có cốt

Đất có cốt là vật liệu xây dựng gồm có đất đã được tăng cường độ bằng cách bố trí các vật liệu chịu kéo như các thanh và dải kim loại, vải không bị phân hủy sinh học trong đất (vải địa kỹ thuật). Lợi ích cơ bản của đất có cốt là làm tăng cường độ chống kéo và cường độ chống cắt của đất do lực ma sát tồn tại ở mặt phân cách đất - cốt. (Nguyễn Uyên, 2008)

Do nhược điểm của vật liệu làm cốt là dải kim loại thường bị ăn mòn, nên hiện nay thường dùng vải địa kỹ thuật làm cốt cho đất.

Vải địa kỹ thuật có tác dụng chính là: Tác dụng thoát nước, vải làm cho nước trong đất thoát nhanh làm tăng độ bền chống cắt, độ ổn định của đất; Tác dụng lọc, khi đất

ở giữa hai lớp hạt thô và hạt mịn, vải địa kỹ thuật vẫn cho nước thấm qua các lớp nhưng giữ cho không cho hạt mịn lôi cuốn vào hạt thô; Tác dụng chia tách, chia tách các lớp đất trong thi công và khi công trình làm việc; Tác dụng gia cố, làm tăng sức chịu tải nền đất do độ bền chống kéo của vải.

Hình 1.27 Dùng vải địa kỹ thuật gia cố nền đất yếu

Vải địa kỹ thuật có thể bố trí một hay nhiều lớp, (15)lớp. Mỗi lớp vải xen kẽ với một lớp cát đắp dày (15,030,0)cm tùy theo khả năng lún và lu lèn khi thi công. Tổng cường độ chịu kéo đứt của các lớp vải địa kỹ thuật có Fmax tương ứng.

Nên chọn loại vải sợi dệt (wowen), cường độ chịu kéo đứt tối thiểu 25kN/m để đảm bảo hiệu quả đầm nén đất trên vải nhằm tạo hệ số ma sát cao.

Ưu diểm là thi công đơn giản, nhanh gọn, không cần có thiết bị máy móc; Tăng cường ổn định cho nền đất đắp trên đất yếu, giá thành thấp; Không phụ thuộc vào mực nước ngầm cao hay thấp; Ngăn không cho cát chui xuống đất yếu và có tuổi thọ cao.

Nhược điểm là không làm giảm thời gian lún, độ lún cố kết của công trình, thích hợp khi độ lún còn lại của công trình  30,0 cm.

Có thể thay thế lớp vải địa kỹ thuật bằng lưới địa kỹ thuật. Loại này có cường độ cao hơn vải địa kỹ thuật và có lỗ mắt cáo tạo lên một sức cài chặt.

1.4.5 Nhóm phương pháp xử lý bằng hóa lý

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)