Đối với nền đất dưới công trình có tính nén lớn và biến dạng không đồng đều như sét, sét pha cát ở trạng thái chảy hoặc cát nhỏ, cát nhỏ ở trạng thái bão hòa nước, muốn nén chặt nó yêu cầu phải có tải trọng tác dụng thường xuyên trong thời gian dài thì mới có hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, nếu độ lớn dự tính rất lớn, vượt quá những chỉ dẫn cho phép trong quy phạm, để đảm bảo cho công trình có thể sử
dụng được ngay sau khi thi công thì một trong những biện pháp hay dùng là nén trước bằng tải trọng tĩnh.
Tác dụng của biện pháp này là làm cho nền đất được nén chặt một phần, độ ẩm và biến dạng của đất giảm đi và khả năng chịu lực của đất nền tăng lên. (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)
1.4.3 Nhóm phương pháp nhằm truyền tải trọng công trình xuống lớp chịu lực tốt
Khi dưới lớp đất yếu là lớp chịu lực thì có thể dùng móng cọc. Nhiệm vụ chủ yếu của móng cọc là truyền tải trọng từ công trình xuống các lớp đất ở dưới mũi cọc và ra các lớp đất xung quanh cọc.
Móng cọc là móng sâu và đắt hơn móng nông, việc dùng móng cọc là cần thiết bảo đảm công trình được an toàn trong các trường hợp sau:
1) Khi lớp đất nằm trên ép co lớn và quá yếu để chống đỡ tải trọng của kết cấu phía trên, cọc được dùng để truyền tải trọng tới lớp đá gốc hay lớp đất cứng nằm dưới hoặc tới các lớp đất ở xung quanh cọc nhờ sức kháng ma sát ở mặt danh giới đất cọc.
2) Khi chịu các tải trọng nằm ngang, móng cọc có thể chống uốn khi đang chống đỡ tải trọng thẳng đứng của công trình. Trường hợp này xảy ra khi thiết kế xây dựng các công trình chắn đất và móng các nhà cao tầng chịu lực gió hay động đất.
3) Công trình xây dựng trên đất trương nở hay sụt lở có khả năng thay đổi thể tích khi độ ẩm thay đổi, áp lực trương nở có thể rất cao nên dùng móng nông thì rất không an toàn, phải thay bằng móng cọc với độ sâu cọc ở dưới đới xảy ra co ngót và trương nở.
4) Các móng ở dưới mực nước ngầm chịu lực đẩy ngược của nước ngầm, cọc được dùng để chống lại lực đẩy ngược này.
5) Các trụ cầu thường xây dưng trên móng cọc để tránh khả năng tổn thất sức chịu tải do đất ở mặt đất bị xâm thực.
Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng không phải lúc nào dùng móng cọc cũng mang lại hiệu quả tốt, mà ngược lại có khi vì ứng dụng không đúng chỗ có thể gây lãng phí và nguy hiểm đối với công trình. Chẳng hạn, lớp đất bên trên tương đối tốt, còn bên
dưới là lớp đất yếu thì khi đóng cọc xuống, lớp đất bên trên sẽ bị phá hoại, còn lớp đất bên dưới sẽ sinh ra biến dạng phụ thêm gây nên nguy hiểm đối với điều kiện làm việc của công trình.
Dưới đây giới thiệu một số loại cọc chủ yếu thường dùng trong thiết kế hiện nay.
a) Cọc tre
Ở nước ta cọc tre từ lâu đã được sử dụng để gia cố nền đất yếu có chiều dày không lớn (23m) dưới các công trình dân dụng, công nghiệp và thủy lợi loại vừa và nhỏ. Tuổi thọ của cọc tre có khi đạt đến 3050 năm, tuy nhiên không nên dùng cọc tre ở những nơi đất nền khô hoặc khô ướt theo mùa, độ ẩm đất nền thay đổi sẽ làm cọc tre nhanh mục và hư hỏng. Chiều dài làm việc có hiệu quả của cọc tre thường 23m và đường kính cọc lớn hơn 6cm. Tre làm cọc phải là loại tre đực, già trên 2 năm, thẳng và tươi, dày tối thiểu 11,5cm. Khi đóng cọc cần bảo đảm đầu cọc không giập hoặc vỡ.