Khi xử lý nền bằng cọc cát (Hình 1-21), nền đất được nén chặt lại làm cho độ rỗng, độ ẩm của nền giảm đi, trọng lượng thể tích, mô đun biến dạng, lực dính và góc ma sát trong tăng lên, do đó sức chịu tải của nền tăng lên. Dưới tác dụng của tải trọng, cọc cát và vùng đất được nén chặt xung quanh cọc làm việc đồng thời, trị số mô đun biến dạng gần như giống nhau tại mọi điểm. Vì vậy sự phân bố ứng suất trong nền đất được xử lý bằng cọc cát có thể xem như nền thiên nhiên. Đây cũng là ưu điểm của cọc cát so với các loại cọc cứng khác, mô đun biến dạng của vật liệu làm cọc lớn hơn nhiều lần mô đun biến dạng của đất xung quanh thân cọc, do đó toàn bộ tải trọng công trình sẽ truyền lên các cọc, các lớp đất dưới mũi và xung quanh cọc. Đất ở xa cọc hầu như không tham gia chịu lực.
Khi dùng cọc cát làm tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền. Ngoài tác dụng nén chặt nền, nó còn làm việc như các giếng cát thoát nước, nước trong đất thoát ra nhanh theo chiều dài cọc dưới tác dụng của tải trọng. Phần lớn độ lún của nền đất có cọc cát thường kết thúc trong quá trình thi công (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)
Hình 1-21. Cọc cát trong nền đất yếu b) Phương pháp cọc vôi
Phương pháp này được sử dụng thích hợp với đất yếu như bùn, than bùn, sét và á sét ở trạng thái dẻo nhão. Đặc điểm của cọc vôi là sau khi tác dụng với nước thì cường độ tăng lên rất nhanh, vôi tăng thể tích 2 lần làm cho đất xung quanh nén chặt, môđun biến dạng tăng 34 lần, lực dính tăng 1,53 lần, cường độ nền cọc vôi tăng 23 lần. Theo kết quả thực nghiệm, cường độ của cọc vôi khi nén một trục có thể đạt tới 1025kG/cm2. Đồng thời khi vôi được tôi nhiệt độ lên tới 1201600C làm cho nước lỗ rỗng bốc hơi, đất giảm độ ẩm và nén chặt nhanh (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)