Trụ đất xi măng là trụ tròn bằng hỗn hợp đất - xi măng, hay đất - vữa xi măng được chế tạo bằng cách trộn cơ học xi măng hoặc vữa xi măng với đất tại chỗ. Quá trình trộn có thể là trộn khô hoặc trộn ướt. Trộn khô là quá trình xáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn bột xi măng khô với đất, có hoặc không có phụ gia. Trộn ướt là quá trình xáo tơi đất bằng cơ học tại hiện trường và trộn vữa xi măng gồm nước, xi măng, có hoặc không có phụ gia với đất. Khi gia cố trụ, hiện tượng nổi trội chính là sự phân bố lại ứng suất trong hệ thống trụ-đất theo thời gian. Ngay khi tác động, tải trọng được chịu bởi áp lực nước lỗ rỗng dư. Trụ tăng độ cứng theo thời gian sẽ chịu dần tải trọng, giảm bớt tải trọng lên đất. Hệ quả là áp lực nước lỗ rỗng dư trong đất yếu giảm nhanh. Phân bố lại ứng suất là nguyên nhân chính để giảm độ lún và tăng tốc độ lún (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)
Hình 1-22. Dây chuyền công nghệ thi công trụ đất xi măng
Hình 1-23. Các ứng dụng của trụ đất xi măng trộn sâu e) Phương pháp cột Balát (cột vật liệu rời)
Hệ thống cột balát đầm chặt được tạo thành trong đất nhờ một đầm dùi chấn động hoặc bằng cách hạ một ống rỗng rồi rót đá balát vào và đầm chặt bằng chấn động tạo thành các cột đá balát đường kính từ 60120cm. Các cột này có tác dụng như các điểm tăng cường đất mềm, cải thiện độ ổn định và giảm nhỏ độ lún. Do là vật liệu rời nên nó cũng có tác dụng thoát nước thẳng đứng. Có thể kiểm tra các đặc trưng cơ học của cột bằng thiết bị xuyên và thí nghiệm gia tải trên cột. Tuy nhiên phương pháp này chỉ hiệu quả với chiều dày xử lý không lớn hơn 15m và giá thành tương đối cao (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)
Hình 1-24. Cột vật liệu rời g) Phương pháp gia cố bằng năng lượng nổ
Dùng năng lượng nổ để gia cố nền đất yếu là một phương pháp được Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải đưa vào sử dụng bắt đầu từ những năm chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ.
Nội dung của phương pháp này như sau: trong phạm vi bề mặt và chiều dày của lớp đất yếu cần được gia cố sẽ bố trí các quả mìn dài theo mạng lưới tam giác đều. Những giếng được năng lượng nổ tạo thành sẽ nén đất ra xung quanh. Kích thước và khoảng cách giếng phải được tính toán đủ đảm bảo nén đất đến độ chặt cần thiết. Sức chịu tải của nền yếu tăng lên đơn thuần nhờ sức nổ ép làm cho các hạt đất sắp xếp lại, sít vào nhau hơn và cũng có thể do tác dụng của quá trình cố kết thấm của các giếng cát lấp các giếng nổ (Hoàng Văn Tân và nnk, 2006)