Công trình xi lô chứa ngũ cốc (Canada)

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 25)

Sự cố công trình ở Canada, khi xây dựng xi lô chứa ngũ cốc được xây dựng trên nền đất sét. Khi hai xi lô xây dựng gần nhau, vùng hoạt động về ứng suất sẽ rộng và sâu hơn nhiều so với các xi lô độc lập. Khi tải trọng càng lớn thì hiện tượng này càng thể hiện rõ. Đất trong vùng chập ứng suất sẽ chịu áp lực lớn hơn và tương ứng sẽ lún nhiều hơn, gây ra hiện tượng si lô lún nghiêng vào nhau.

Hình 1-15. Miền chịu nén của đất

a-Tải trọng lệch tâm b-Hai hay nhiều tải trọng gần nhau

Quá trình chất vật liệu thô vào xi lô gây ra nhiều vấn đề. Khi tải trọng do trọng lượng của vật liệu trong xi lô rời khỏi trọng tâm của xi lô thì vùng chịu nén bị bóp méo. Điều này cũng tương tự như khi si lô chịu lực gió tác dụng lên thành si lô, làm trong đất xuất hiện những vùng cục bộ có ứng suất vượt quá ứng suất cho phép gây cho xilo bị nghiêng, và theo thời gian thì biến dạng nghiêng sẽ càng tăng làm cho kết cấu bị phá hoại.

Sự cố còn xảy ra khi mới xây dựng xong, ban đầu vật liệu được chất vào xi lô rất lớn. Trong quá trình đó, tải trọng công trình đã truyền lên kết cấu đất và nước trong lỗ rỗng. Áp lực nước trong lỗ rỗng có xu hướng làm giảm lực ma sát giữa các phần tử đất và do đó làm giảm sức chống cắt của đất. Nếu cuối giai đoạn chất tải, sức chống cắt của đất nhỏ hơn ứng suất cắt do tải trọng công trình gây ra thì công trình sẽ bị phá hoại. Và ngược lại, với thời gian áp lực nước trong lỗ sẽ bị tiêu tán, đất nền sẽ cố kết và tăng khả năng chịu tải, và công trình sẽ ổn định với tải trọng công trình.

Hình 1-17. Sự cố xi lô chứa thóc ở USA khi ứng suất cắt vượt giới hạn cho phép

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)