Phương pháp dùng bấc thấm

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 48)

e) Xác định độ lún cuối cùng của nền đất trong đó có dùng giếng cát: I.Ê.Evgênêv đề nghị công thức tính gần đúng xác định độ lún cuối cùng của nền đất yếu có dùng

1.5.2Phương pháp dùng bấc thấm

Khi thi công các công trình trên nền đất yếu, nền đất có hàm lượng nước, tính nén ép cao, cường độ đất, tính thấm nước kém độ sâu lớp bùn lớn. Phương pháp thoát nước cấu kết là phương pháp giải quyết hữu hiệu sự lún và ổn định của nền đất sét mềm

yếu và đất bùn làm cho độ rỗng, độ ẩm của đất giảm đi. Trọng lượng thể tích, mô đun biến dạng, lực dính, góc ma sát trong tăng lên. Để đạt được những yếu tố trên người ta vẫn thường dùng phương pháp quen thuộc là giếng cát (đã giới thiệu phần trên). Trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, khắp thế giới đã và đang phát triển các loại bấc thấm chế tạo sẵn để thay thế giải pháp dùng giếng cát như trước đây bởi những ưu điểm nổi trội của nó. Đó là, bấc thấm được chế tạo trong nhà máy nên có thể sản xuất được khối lượng rất lớn; Có thể thi công nhanh bằng máy chuyên dụng; Thoát nước lỗ rỗng tốt hơn, do đó quá trình cố kết đất nhanh hơn; Giá thành bấc thấm chỉ bằng 25% giếng cát.

Bấc thấm là loại vật liệu địa kỹ thuật dùng để thoát nước đứng nhằm gia tăng khả năng ổn định của nền móng, được cấu tạo từ hai lớp: Lớp áo lọc bằng vải địa kỹ thuật không dệt, sợi liên tục PP hoặc PET 100%, không thêm bất cứ chất kết dính nào, và lớp lõi thoát nước dùng bằng hạt nhựa PP, có rãnh cả hai phía.

Khi thiết kế cần thoả mãn điều kiện sau: vz + z  (1,21,5) pz hay là  =    vz zvz pz z vz lg lg lg lg     > 0,6

Trong đó: vz =  i.hi - ứng suất (áp lực) thẳng đứng do tải trọng bản thân các lớp đất yếu của nền gây ra ở độ sâu z (Mpa);

i và hi -Trọng lượng thể tích và chiều dày của lớp đất thứ i nằm trong phạm vi từ mặt tiếp xúc của đất yếu tới đáy nền đắp (z = 0) đến độ sâu z trong đất. Các lớp đất nằm dưới mực nước ngầm thì trị số i phải dùng dung trọng thể tích đẩy nổi;

z- ứng suất (áp lực) thẳng đứng do tải trọng bản thân nền đất đắp (phần nền đắp và gia tải trước nếu có, không kể phần chiều cao hx quy đổi từ tải trọng phía trn

pz- áp lực tiền cố kết ở độ sâu z trong nền đất yếu (Mpa).

Điều kiện trên phải được thoả mãn đối với mọi độ sâu z trong phạm vi từ đáy nền đất đắp đến hết chiều sâu cắm bấc thấm. Nếu không thoả mãn vấn đề này thì có thể kết hợp với biện pháp gia tải trước. Bấc thấm cần phải cắm xuyên qua tầng cát đệm và cắt dư thêm chiều cao tối thiểu là 20,0 cm trên tầng cát đệm.

Kích thước lỗ vỏ lọc xác định theo tiêu chuẩn ASTM D4571 O95  75m;

Khả năng thoát nước của bấc thấm với áp lực 350 KN/m2 (ASTM D4716) qw  60.10-6 m3/sec;

Cường độ chịu kéo ứng với độ giãn dài dưới 10% (ASTM D4595) nhằm chống đứt khi thi công  1 KN/bấc;

Bề rộng bấc thấm để phù hợp với thiết bị tiêu chuẩn hoá (1000,05) mm; Bấc thấm nên bố trí so le theo kiểu hoa mai với cự ly trong (1,02,2) mét.

Hình 1-30. Mô hình nền xử dụng bấc thấm

Một phần của tài liệu Xử lý nền đất yếu bằng thiết bị thoát nước thẳng đứng (Trang 48)